Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám (k chép mạng nhoa)
0 bình luận về “Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám (k chép mạng nhoa)”
Dàn ý
Bài mẫu
Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi trong truyện Tấm Cám.
Dàn ý
I. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài
1. Diến biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
– Chặng 1: Con đường đến với hạnh phúc của Tấm.
+ Cám lừa Tấm, trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ của mình để cướp phần thưởng.
Tấm ôm mặt khóc, bụt hiện lên cho Tấm một con cá bống
+ Mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở cánh đồng xa để giết thịt cá bống. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
+ Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp.
+ Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu
=> Ở chặng này, mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần.
=> Tấm luôn trong thế bị động, không thể tự giải quyết xung đột mà phải nhờ đến Bụt. Sự xuất hiện đúng lúc của Bụt cho thấy sự bênh vực của nhân dân đối với kẻ yếu.
=> Quá trình giải quyết mâu thuẫn theo hướng thiện thắng ác, ở hiền gặp lành
=> Tấm hiện lên là một cô gái mồ côi, đau khổ, tội nghiệp, hiền lành, chỉ biết khóc mỗi khi bị ức hiếp. Mẹ con Cám lười biếng, đố kị, nhẫn tâm nhưng ở chặng này mới dừng lại ở đố kị, ghen nghét, chưa có hành động tiêu diệt.
– Chặng 2: Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm.
+ Tấm về giỗ cha, bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau. Tấm ngã chết, Cám được đưa vào cung thay thế.
+ Tấm chết hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt trên đời. Mẹ con Cám giết thịt chim
+ Tấm hóa thành cây xoan đào, tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây, đốt làm khung cửi.
+ Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù . Mẹ con Cám đốt khung cửi.
+ Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc
=> Chặng 2, mâu thuẫn xung đột dữ dội, một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu
=> Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.
=> Mâu thuẫn cũng được giải quyết theo hướng thiện thắng ác.
=> Tấm từ một cô gái nhu mì, yếu đuối trở nên mạnh mẽ, can đảm, kiên cường đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, diệt trừ cái ác. Mẹ con Cám là những kẻ tham lam, độc ác truy sát Tấm đến tận cùng.
2. Bản chất của mâu thuẫn, xung đột
– Xuất phát từ mâu thuẫn trong gia đình phụ hệ: Dì ghẻ – con chồng
+ Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ
+ Tấm và dì ghẻ là con chồng dì ghẻ
=> Đây là mâu thuẫn phổ biến trong xã hội.
– Phản ánh mâu thuẫn xã hội giữa cái thiện và cái ác.
+ Tấm đại diện cho các nhân vật ở tuyến thiện: Hiền lành, nhu mì, đau khổ, tội nghiệp luôn nhận được sự giúp đỡ, dám đứng lên chống lại cái ác
+ Mẹ con Cám lười biếng, nhẫn tâm, độc ác
=> Thể hiện quan niệm của nhân dân ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và ước mơ về một xã hội công bằng.
3. Hành động trả thù của Tấm
– Tấm trở về cung, làm hoàng hậu và trẻ đẹp hơn trước
– Cám ngỡ ngàng, khát khao được đẹp như chị. Tấm bày cách cho Cám xuống hố, dội nước sôi cho trắng đẹp rồi chết
– Mẹ Cám thấy vậy cũng lăn đùng ra chết
=> Hành động này phù hợp với quá trình trưởng thành trong đấu tranh của Tấm: Từ hiền lành cam chịu, yếu đuối đến mạnh mẽ quyết liệt chống lại cái ác và cuối cùng ra tay trừng phạt cái ác
=> Phù hợp với quan niệm của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
4. Đặc sắc nghệ thuật
– Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột theo hướng tăng tiến
– Xây dựng hai tuyến nhân vật thiện ác rõ rệt
– Sử dụng những mô típ truyền thống: mô típ vật duy nhất còn sót lại (con cá, chiếc giày, quả thị, trầu têm cánh phương), mô típ hóa thân,…
– Sử dụng các yếu tố thần kì: nhân vật thần kì (Bụt), vật thần kì (Xương cá bống, bầy chim sẻ), những lần hóa thân của Tấm.
Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi trong truyện Tấm Cám.
Dàn ý
I. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài
1. Diến biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
– Chặng 1: Con đường đến với hạnh phúc của Tấm.
+ Cám lừa Tấm, trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ của mình để cướp phần thưởng.
Tấm ôm mặt khóc, bụt hiện lên cho Tấm một con cá bống
+ Mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở cánh đồng xa để giết thịt cá bống. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
+ Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp.
+ Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu
=> Ở chặng này, mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần.
=> Tấm luôn trong thế bị động, không thể tự giải quyết xung đột mà phải nhờ đến Bụt. Sự xuất hiện đúng lúc của Bụt cho thấy sự bênh vực của nhân dân đối với kẻ yếu.
=> Quá trình giải quyết mâu thuẫn theo hướng thiện thắng ác, ở hiền gặp lành
=> Tấm hiện lên là một cô gái mồ côi, đau khổ, tội nghiệp, hiền lành, chỉ biết khóc mỗi khi bị ức hiếp. Mẹ con Cám lười biếng, đố kị, nhẫn tâm nhưng ở chặng này mới dừng lại ở đố kị, ghen nghét, chưa có hành động tiêu diệt.
– Chặng 2: Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm.
+ Tấm về giỗ cha, bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau. Tấm ngã chết, Cám được đưa vào cung thay thế.
+ Tấm chết hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt trên đời. Mẹ con Cám giết thịt chim
+ Tấm hóa thành cây xoan đào, tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây, đốt làm khung cửi.
+ Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù . Mẹ con Cám đốt khung cửi.
+ Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc
=> Chặng 2, mâu thuẫn xung đột dữ dội, một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu
=> Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.
=> Mâu thuẫn cũng được giải quyết theo hướng thiện thắng ác.
=> Tấm từ một cô gái nhu mì, yếu đuối trở nên mạnh mẽ, can đảm, kiên cường đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, diệt trừ cái ác. Mẹ con Cám là những kẻ tham lam, độc ác truy sát Tấm đến tận cùng.
2. Bản chất của mâu thuẫn, xung đột
– Xuất phát từ mâu thuẫn trong gia đình phụ hệ: Dì ghẻ – con chồng
+ Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ
+ Tấm và dì ghẻ là con chồng dì ghẻ
=> Đây là mâu thuẫn phổ biến trong xã hội.
– Phản ánh mâu thuẫn xã hội giữa cái thiện và cái ác.
+ Tấm đại diện cho các nhân vật ở tuyến thiện: Hiền lành, nhu mì, đau khổ, tội nghiệp luôn nhận được sự giúp đỡ, dám đứng lên chống lại cái ác
+ Mẹ con Cám lười biếng, nhẫn tâm, độc ác
=> Thể hiện quan niệm của nhân dân ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và ước mơ về một xã hội công bằng.
3. Hành động trả thù của Tấm
– Tấm trở về cung, làm hoàng hậu và trẻ đẹp hơn trước
– Cám ngỡ ngàng, khát khao được đẹp như chị. Tấm bày cách cho Cám xuống hố, dội nước sôi cho trắng đẹp rồi chết
– Mẹ Cám thấy vậy cũng lăn đùng ra chết
=> Hành động này phù hợp với quá trình trưởng thành trong đấu tranh của Tấm: Từ hiền lành cam chịu, yếu đuối đến mạnh mẽ quyết liệt chống lại cái ác và cuối cùng ra tay trừng phạt cái ác
=> Phù hợp với quan niệm của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
4. Đặc sắc nghệ thuật
– Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột theo hướng tăng tiến
– Xây dựng hai tuyến nhân vật thiện ác rõ rệt
– Sử dụng những mô típ truyền thống: mô típ vật duy nhất còn sót lại (con cá, chiếc giày, quả thị, trầu têm cánh phương), mô típ hóa thân,…
– Sử dụng các yếu tố thần kì: nhân vật thần kì (Bụt), vật thần kì (Xương cá bống, bầy chim sẻ), những lần hóa thân của Tấm.
III. Kết bài
– Khái quát lại vấn đề