Phân tích đặc điểm cấu tạo của cơ tim thích nghi với chức năng của nó.

Phân tích đặc điểm cấu tạo của cơ tim thích nghi với chức năng của nó.

0 bình luận về “Phân tích đặc điểm cấu tạo của cơ tim thích nghi với chức năng của nó.”

  1. Đáp án:

    * Đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng:

    – Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ vì:

    + Tâm nhĩ có chức năng thu nhận máu và co bóp đẩy máu xuống tâm thất

    + Tâm nhĩ chịu áp lực nhỏ hơn tâm thất (khoảng 30 mmHg) vì tâm nhĩ chỉ cần co bóp đẩy máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ

    + Tâm thất có nhiệm vụ co bóp đẩy máu đến tận các cơ quan của cơ thể

    + Tâm thất phải chịu áp lực lớn hơn (khoảng 12 mmHg) vì tâm thất phải co bóp đẩy máu chảy trong vòng tuần hoàn lớn

    – Có các van tim giúp máu chảy theo một chiều:

    + Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ – thất để đảm bào máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất

    + Ở chân cũng có các van giúp máu không chịu ảnh hưởng của trọng lực mà chảy ngược lại

    + Tim được bao bọc bởi màng tim (màng bao tim) → giúp giảm ma sát

    + Tim có các mao mạch máu dày đặc bao quanh cung cấp cho nó  lượng máu nuôi cơ thể

     

    Bình luận
  2. Đặc điểm cấu tạo của cơ tim thích nghi với chức năng của nó:

    + Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100μm, đường kính 10-20μm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực
    cao khi bơm máu.

    + Sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt động, có Mioglobin để dự trữ oxi.

    + Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối hợp bào → khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim.

    + Ngoài ra giữa hai tế bào cơ tim liên tiếp còn có kênh ion chung giúp cho điện thế hoạt động lan truyền rất nhanh qua các tế bào cơ tim.
    → Tất cả điều này làm cho các tế bào cơ tim co gần như đồng thời, tạo áp lực lớn đẩy máu vào
    động mạch

    Bình luận

Viết một bình luận