Phân tích được quá trình chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí trong các lĩnh vực kinh tế
0 bình luận về “Phân tích được quá trình chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí trong các lĩnh vực kinh tế”
Ðối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo ra điều kiện, tiền đề vật chất – kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ lịch sử và trong từng bối cảnh kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và con đường thực hiện cụ thể. Ðối với Việt Nam trước kia, đó là quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ðây là một quá trình kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và kinh tế – xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định là những ưu tiên phát triển bao gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử – viễn thông, công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô-tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới…
Có thể khái quát, với tầm nhìn chiến lược, bám sát nền sản xuất công nghiệp và kinh tế công nghiệp của thế giới hiện đại, Ðại hội XIII của Ðảng đã kế thừa và bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Ðây là cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và các cấp, các ngành xây dựng những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 và có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Ðối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo ra điều kiện, tiền đề vật chất – kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ lịch sử và trong từng bối cảnh kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và con đường thực hiện cụ thể. Ðối với Việt Nam trước kia, đó là quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ðây là một quá trình kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và kinh tế – xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định là những ưu tiên phát triển bao gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử – viễn thông, công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô-tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới…
Có thể khái quát, với tầm nhìn chiến lược, bám sát nền sản xuất công nghiệp và kinh tế công nghiệp của thế giới hiện đại, Ðại hội XIII của Ðảng đã kế thừa và bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Ðây là cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và các cấp, các ngành xây dựng những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 và có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030.