Phân tích khổ 4 và 5 bài Mùa xuân nho nhỏ bằng đoạn văn diễn dịch 12 câu. Gạch dưới 1 phép liên kết và 1 thành phần khởi ngữ.
Phân tích khổ 4 và 5 bài Mùa xuân nho nhỏ bằng đoạn văn diễn dịch 12 câu. Gạch dưới 1 phép liên kết và 1 thành phần khởi ngữ.
Qua khổ 4 và 5 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, suy ngẫm và ước nhuyện của nhà thơ Thanh Hải trước mùa xuân thiên nhiên đất nước đã được thể hiện một cách sâu sắc và rõ nét. Ngay mở đầu khổ thơ thứ tư, điệp ngữ “ta” được nhắc lại ba lần, làm cho nhịp thơ trở nên dồn dập, tha thiết. Đại từ “ta” vừa được hiểu số ít, vừa được hiểu số nhiều, nhà thơ không chỉ nói lên ước nguyện của riêng mình mà con nói thay tâm nguyện của nhiều người khác. Chính vì vậy, nó tạo nên sắc thái trang trọng, thiêng liêng, tha thiết của lời ước nguyện. Không chỉ vậy, ước nguyện đó thật chân thành, giản dị vì nó lấy những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của thiên nhiên làm tâm nguyện, đó chính là “bông hoa”, con chim”. Việc những hình ảnh ở khổ đầu trở lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự ứng đối cho ý thơ và mở ra một ý nghĩa mới, đó chính là niềm khao khát được cống hiến cho đời như một lẽ tự nhiên, như con chim tự mang tiếng hát, như bông hoa tự tỏa hương thơm cho đời. Về nghệ thuật, Thanh Hải sử dụng biện pháp ẩn dụ, ví mình như một nốt nhạc trầm trong bản đàn dân tộc với nhiều khung bậc âm thanh khác nhau nhưng nốt nhạc này ý nghĩa và xao xuyến lòng người. Đến với khổ thơ thứ năm, ta thấy rõ được tình yêu mến và sự gắn bó thiết tha với thiên nhiên, với cuộc đời cho đến hơi thở cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải. “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo, sáng tạo của tác giả. “Mùa xuân” là danh từ chỉ thời gian, nho nhỏ là tính từ, vì vậy mùa xuân trở nên có hình khối, đường nét rõ ràng. Mùa xuân là biểu tượng cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc sống mỗi con người, tác giả nguyện là một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp, sống có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ nhất của mình để dâng hiến cho mùa xuân chung của dân tộc, của đất nước. Khi đảo tính từ “lặng lẽ” lên trước động từ “dâng”, nhà thơ đã chứng tỏ sự dâng hiến ấy thật sự âm thầm, khiêm nhường, lặng lẽ nhưng vô cùng ý nghĩa. Nổi bật nhất là điệp ngữ “Dù là” cùng biện pháp hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”, thể hiện nhà thơ Thanh Hải bất chấp thời gian, tuổi tác, thời gian, bền bỉ cống hiến cho đến trọn đời.
*) Chú thích:
– Gạch chân: Phép liên kết.
– In nghiêng: Thành phần khởi ngữ.