phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ
(phân tích từ hoàn cảnh sống đến tính cách của liên )
0 bình luận về “phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ
(phân tích từ hoàn cảnh sống đến tính cách của liên )”
Đến với trào lưu văn học lãng mạn của Việt Nam trong những năm 1930-1945, ngoài những cái tên như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo thì một cái tên nữa cũng đã làm chao đảo văn đàn lúc bấy giờ đó chính là Thạch Lam. Thạch Lam là một trong những nhà văn có những tác phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người, có những hình ảnh gần gũi và chân thực với đời sống con người nhất. Những tác phẩm của ông luôn gắn với cuộc sống và con người. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều đó là Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống của một huyện nghèo và mong ước của những đứa trẻ. Điểm đặc sắc và nổi bật nhất của truyện là nhân vật Liên, một cô bé hồn nhiên nhưng có ước mơ to lớn.
Về hoàn cảnh, trước hết Liên là một cô bé mới tám, chín tuổi. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, Liên hiện lên với hình ảnh một cô bé nhưng già đi trước tuổi. Tuổi thơ của cô chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo hắt của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Thầy Liên mất việc đã đặt dấu chấm hết cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. Bản thân gia đình cũng chẳng khá giả gì hơn, mẹ làm hàng xáo, chị em Liên trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu với những thức hàng lặt vặt, ngày phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu.
Về tính cách, đầu tiên Liên – cô bé có tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương và giàu lòng trắc ẩn. Tâm hồn Liên đã có những cảm nhận hết sức tinh tế trước những thời điểm khác nhau trong ngày. Cô cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: với hình ảnh, âm thanh, đường nét, màu sắc: Tiếng trống thu không, “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “tiếng ếch nhái kêu ran”,…Cảm nhận bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam. Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm. Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn cô bé Liên luôn rộng mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung quanh.
Không chỉ yêu thiên nhiên trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông xót xa cho những nỗi khổ của con người. Cô xót thương cho những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo: Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng; Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên…. Miêu tả Liên với những cảm xúc tinh tế sâu sắc khi đối diện với thiên nhiên, con người, cuộc sống, Thạch Lam đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng giàu tình yêu thương.
Thứ hai, Liên – cô bé có niềm hi vọng và ước mong vào tương lai tốt đẹp hơn cho cuộc sống nghèo nàn buồn tẻ nơi phố huyện nghèo. Điều này được thể hiện rõ thông qua tâm trạng của Liên trong sự háo hức chờ đợi tàu và niềm ước mơ về Hà Nội xa xăm. Trước khi tàu đến, Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu: Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá. Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của Liên như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày.Khi tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua. Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”- một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của cô. Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, đẹp, giàu sang và sung sướng… Khi tàu đi, như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”. Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện
Qua câu chuyện Hai đứa trẻ ta có thể cảm nhận được Liên là một con người có lòng yêu thương con người, có niềm khao khát, mơ ước to lớn, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và mọi người, thể hiện tấm lòng yêu thương và sâu sắc của tác giả.
Đến với trào lưu văn học lãng mạn của Việt Nam trong những năm 1930-1945, ngoài những cái tên như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo thì một cái tên nữa cũng đã làm chao đảo văn đàn lúc bấy giờ đó chính là Thạch Lam. Thạch Lam là một trong những nhà văn có những tác phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người, có những hình ảnh gần gũi và chân thực với đời sống con người nhất. Những tác phẩm của ông luôn gắn với cuộc sống và con người. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều đó là Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống của một huyện nghèo và mong ước của những đứa trẻ. Điểm đặc sắc và nổi bật nhất của truyện là nhân vật Liên, một cô bé hồn nhiên nhưng có ước mơ to lớn.
Về hoàn cảnh, trước hết Liên là một cô bé mới tám, chín tuổi. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, Liên hiện lên với hình ảnh một cô bé nhưng già đi trước tuổi. Tuổi thơ của cô chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo hắt của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Thầy Liên mất việc đã đặt dấu chấm hết cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. Bản thân gia đình cũng chẳng khá giả gì hơn, mẹ làm hàng xáo, chị em Liên trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu với những thức hàng lặt vặt, ngày phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu.
Về tính cách, đầu tiên Liên – cô bé có tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương và giàu lòng trắc ẩn. Tâm hồn Liên đã có những cảm nhận hết sức tinh tế trước những thời điểm khác nhau trong ngày. Cô cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: với hình ảnh, âm thanh, đường nét, màu sắc: Tiếng trống thu không, “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “tiếng ếch nhái kêu ran”,…Cảm nhận bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam. Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm. Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn cô bé Liên luôn rộng mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung quanh.
Không chỉ yêu thiên nhiên trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông xót xa cho những nỗi khổ của con người. Cô xót thương cho những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo: Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng; Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên…. Miêu tả Liên với những cảm xúc tinh tế sâu sắc khi đối diện với thiên nhiên, con người, cuộc sống, Thạch Lam đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng giàu tình yêu thương.
Thứ hai, Liên – cô bé có niềm hi vọng và ước mong vào tương lai tốt đẹp hơn cho cuộc sống nghèo nàn buồn tẻ nơi phố huyện nghèo. Điều này được thể hiện rõ thông qua tâm trạng của Liên trong sự háo hức chờ đợi tàu và niềm ước mơ về Hà Nội xa xăm. Trước khi tàu đến, Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu: Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá. Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của Liên như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày.Khi tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua. Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”- một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của cô. Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, đẹp, giàu sang và sung sướng… Khi tàu đi, như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”. Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện
Qua câu chuyện Hai đứa trẻ ta có thể cảm nhận được Liên là một con người có lòng yêu thương con người, có niềm khao khát, mơ ước to lớn, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và mọi người, thể hiện tấm lòng yêu thương và sâu sắc của tác giả.