phân tích nội tâm Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
0 bình luận về “phân tích nội tâm Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. – Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết: + Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. + Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. + Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. + Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. => Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”,“rầu rầu”,”xanh xanh”,”ầm ầm”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng,yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.
Truyện Kiều là một tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm là đỉnh cao chói lọi của văn học trung đại việt nam.Kết tinh từ những đóa hoa nghệ thuật bậc thầy và giá trị nhân văn sâu sắc.Trích đoạn kiều ở lầu ngưng bích là một trong những trích đoạn thể hiện cảm hứng ngợi ca trân trọng người phụ nữ.Vẻ ddejp của nhân vật thúy kiều trong trích đoạn thể hiejn cảm hwusng nhân văn sâu sắc ấy
Thúy Kiều sau khi bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh hạ nhục, rồi bị bán vào lầu xanh. Tú Bà giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích và hứa sau khi nàng khỏi bệnh sẽ gả nàng vào một gia đình tốt. Kiều ở lầu Ngưng Bích sống trong nỗi cô đơn, buồn bã, nhớ thương quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai chính mình. Bức tranh tâm trạng nàng được miêu tả vô cùng rõ nét.
Trước hết, ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều mang trong mình nỗi cô đơn, chán nản, đau xót cho số phận chính mình:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.
Hai chữ “khóa xuân” nghe sao thật chua xót, tàn nhẫn. Kiều – một người con gái đang ở độ tuổi đẹp nhất, lại bị giam hãm, cầm tù, cảnh ngộ của nàng thật cô đơn tội nghiệp. Sự cô đơn đó còn được tuyệt đối hóa qua các hình ảnh chỉ không gian, thời gian, các sự vật tồn tại xung quanh: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” “bát ngát” “non xa” “trăng gần” “mây sớm đèn khuya”. Hàng loạt các hình ảnh, từ ngữ chỉ không gian cô quạnh đã một lần nữa tô đậm, làm nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của Thúy Kiều. Không chỉ vậy cụm từ “mây sớm đèn khuya” còn gợi nên thời gian tuần hoàn, khép kín giam hãm cuộc đời nàng, đẩy Kiều vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng, không có lối ra.
Tâm trạng ngổn ngang “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”, Kiều nhớ về Kim Trọng – người nàng yêu thương, nhưng lại phải phụ bạc, nhớ về bố mẹ ở nhà mong ngóng tin con. Nguyễn Du đã thật tinh tế khi để nàng nhớ về Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Trật tự nỗi nhớ vừa thể hiện đúng quy luật tâm lí, vừa hợp tình vừa hợp lí. Kiều nhớ về đêm thề nguyền với Kim Trọng:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
Câu thơ vang lên như tiếng lòng thổn thức, như tiếng khóc nấc lên theo nhịp của Thúy Kiều khi mường tượng lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Nhớ về người thương, nàng lại càng đau đớn, xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày ngày mong tin mình trong vô vọng, giờ đây mỗi người đôi ngả, biết ngày nào mới có thể gặp lại. Nhưng đau xót nhất có lẽ là hai câu thơ sau:
“Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
Nói lên thân phận, hoàn cảnh “bơ vơ”, trơ trọi nơi đất khách quê người. Hình ảnh ẩn dụ “tấm son” cho thấy tấm lòng thủy chung son sắt, tình yêu sâu đậm Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
Về phía cha mẹ, nỗi nhớ của nàng với cha mẹ cho thấy nàng là một người con hết sức hiếu thảo, luôn yêu thương và nghĩ về cha mẹ. Nàng thương cha mẹ đã lớn tuổi lại không có ai ở bên chăm sóc, nàng day dứt trong những ngày hè nóng bức, ngày đông giá lạnh ai sẽ là người lo lắng cho cha mẹ. Nguyễn Du đã sử dụng linh hoạt thành ngữ và điển cố để nói về tấm lòng hiếu thảo của nàng:
“Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
Trong hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha, lại bị lừa gạt, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã vượt lên những đau thương của mình nhớ về cha mẹ, người yêu. Điều đó cho thấy nàng là một người thủy chung, sống có tình nghĩa, mang trong mình tấm lòng vị tha, nhân hậu, bao dung.
Tám câu thơ cuối cùng không chỉ cho thấy tâm trạng cô đơn, buồn rầu của Thúy Kiều mà còn cho thấy những dự cảm về tương lai đầy tai ương, sóng gió, câu thơ bật lên nỗi kinh hoàng, lo sợ. Kiều nhớ về cha mẹ, gia đình, quê hương nên nàng thấm thía sâu sắc tình cảm cô đơn, trống vắng của mình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
Cánh buồm thấp thoáng trong không gian chiều ảm đạm thể hiện khao khát được đoàn tụ, được trở về với gia đình của nàng. Không gian dịch chuyển gần hơn về phía nàng, hình ảnh những cánh hoa trôi man mác, vô định khiến Kiều nghĩ về số phận chìm nổi, mỏng manh của chính mình. Bản thân Kiều từ lúc bị bán đi, đã là bắt đầu những chuỗi ngày nổi vô định, tương lai mù mịt đang đổ ập xuống trước mắt Kiều. Câu hỏi tu từ như một lời tự hỏi về tương lai mù mịt của chính bản thân mình. Cặp lục bát tiếp theo, không gian lại được mở rộng:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
Sắc xanh trong câu thơ này không còn là màu cỏ non như trong cảnh ngày xuân mà là sắc xanh tàn tạ, héo úa, lụi tàn. Màu xanh ấy còn gợi lên sự nhạt nhòa, đơn điệu như chính cuộc sống tẻ nhạt, hiu quạnh, đầy ngao ngán của Thúy Kiều. Câu thơ cuối cùng là lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi nàng, cảnh hiện ra vô cùng hãi hùng:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ngọn gió cuốn mặt duềnh cùng với tiếng sóng ầm ầm hung dữ như báo trước, chỉ ngay sau đây thôi, bao nhiêu giông bão trong cuộc đời sẽ nổi lên xô đẩy, vùi dập đời nàng.
Như vậy có thể xem Thúy Kiều là người phụ nữ hội tụ nhiều vẻ đẹp tâm hồn đáng chú ý,đáng trọng.Đó là vẻ đẹp của lòng thủy chung,của lòng hiếu thảo,vẻ đẹp của lòng bao dung,nhân hậu,lòng vị tha.Dù bị đẩy và bước đường nhơ nhớp,bị chà đạp,rơi vào cảnh ngộ éo le nhưng Kiều vẫn giữ được cho mình tấm lòng bao dung,nhân hậu,luôn vì người khác.Vẻ đẹp của nàng giống như bông hoa sen thơm ngát,ngoi lên từ chính trong bùn lầy nước đọng
Không riêng gì Thúy Kiều,trong văn chương,ta bắt gặp bao hình ảnh những người phụ nữ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.Dù cuộc đời có bất công với họ,dù xã hội còn nhiều trái ngang đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le thì họ vẫn tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn của mình.Đó chính là những hình ảnh của con cò cái vạc trong ca dao;hình ảnh tấm lòng thủy chung son sắt vẫn giữ tấm lòng son dù cuộc dời bảy nổi ba chìm và đặc biệt là nàng Vũ Nương trong câu chuyện Truyền kì của Nguyễn Dữ,để lại cho chúng ta lòng khâm phục về vẻ đẹp của tâm hồn,thủy chung,trọn vẹn nghĩa tình.Chính hình ảnh những người người phụ nữ như thế,vừa làm nên”một chứng tích để tố cáo,một mẫu mực để ngợi ca”.
Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ dùng cho đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của mình,biện pháp câu hỏi tu từ đã khắc họa thành công nỗi hiu quạnh,kiều tự hỏi về tương lai mù mịt của chính bản thân mình.Tám câu cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích cho thấy ông đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình.Dù không trực tiếp nói lên tâm trạng nhân vật nhưng ông đã khắc họa thành công bức tranh nỗi buồn,nỗi sợ hãi của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.Ngoài hai nghệ thuật vô cùng đặc sắc trên,ông còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ,từ láy,… trong đoạn trích làm cho đoạn trích trở nên mạch lạc,thu hút người đọc.
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình tài ba, cảnh trong tác phẩm của Nguyễn Du vừa thể hiện ngoại cảnh vừa thể hiện tâm cảnh. Đoạn trích đã khắc họa thành công bức tranh tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Qua đó còn thể hiện sự cảm thương của Nguyễn Du cho số phận, cho cuộc đời đầy bất hạnh của nàng.
Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.
– Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết:
+ Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ.
+ Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu.
+ Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
+ Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”,“rầu rầu”,”xanh xanh”,”ầm ầm”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng,yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.
Truyện Kiều là một tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm là đỉnh cao chói lọi của văn học trung đại việt nam.Kết tinh từ những đóa hoa nghệ thuật bậc thầy và giá trị nhân văn sâu sắc.Trích đoạn kiều ở lầu ngưng bích là một trong những trích đoạn thể hiện cảm hứng ngợi ca trân trọng người phụ nữ.Vẻ ddejp của nhân vật thúy kiều trong trích đoạn thể hiejn cảm hwusng nhân văn sâu sắc ấy
Thúy Kiều sau khi bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh hạ nhục, rồi bị bán vào lầu xanh. Tú Bà giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích và hứa sau khi nàng khỏi bệnh sẽ gả nàng vào một gia đình tốt. Kiều ở lầu Ngưng Bích sống trong nỗi cô đơn, buồn bã, nhớ thương quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai chính mình. Bức tranh tâm trạng nàng được miêu tả vô cùng rõ nét.
Trước hết, ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều mang trong mình nỗi cô đơn, chán nản, đau xót cho số phận chính mình:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.
Hai chữ “khóa xuân” nghe sao thật chua xót, tàn nhẫn. Kiều – một người con gái đang ở độ tuổi đẹp nhất, lại bị giam hãm, cầm tù, cảnh ngộ của nàng thật cô đơn tội nghiệp. Sự cô đơn đó còn được tuyệt đối hóa qua các hình ảnh chỉ không gian, thời gian, các sự vật tồn tại xung quanh: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” “bát ngát” “non xa” “trăng gần” “mây sớm đèn khuya”. Hàng loạt các hình ảnh, từ ngữ chỉ không gian cô quạnh đã một lần nữa tô đậm, làm nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của Thúy Kiều. Không chỉ vậy cụm từ “mây sớm đèn khuya” còn gợi nên thời gian tuần hoàn, khép kín giam hãm cuộc đời nàng, đẩy Kiều vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng, không có lối ra.
Tâm trạng ngổn ngang “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”, Kiều nhớ về Kim Trọng – người nàng yêu thương, nhưng lại phải phụ bạc, nhớ về bố mẹ ở nhà mong ngóng tin con. Nguyễn Du đã thật tinh tế khi để nàng nhớ về Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Trật tự nỗi nhớ vừa thể hiện đúng quy luật tâm lí, vừa hợp tình vừa hợp lí. Kiều nhớ về đêm thề nguyền với Kim Trọng:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
Câu thơ vang lên như tiếng lòng thổn thức, như tiếng khóc nấc lên theo nhịp của Thúy Kiều khi mường tượng lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Nhớ về người thương, nàng lại càng đau đớn, xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày ngày mong tin mình trong vô vọng, giờ đây mỗi người đôi ngả, biết ngày nào mới có thể gặp lại. Nhưng đau xót nhất có lẽ là hai câu thơ sau:
“Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
Nói lên thân phận, hoàn cảnh “bơ vơ”, trơ trọi nơi đất khách quê người. Hình ảnh ẩn dụ “tấm son” cho thấy tấm lòng thủy chung son sắt, tình yêu sâu đậm Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
Về phía cha mẹ, nỗi nhớ của nàng với cha mẹ cho thấy nàng là một người con hết sức hiếu thảo, luôn yêu thương và nghĩ về cha mẹ. Nàng thương cha mẹ đã lớn tuổi lại không có ai ở bên chăm sóc, nàng day dứt trong những ngày hè nóng bức, ngày đông giá lạnh ai sẽ là người lo lắng cho cha mẹ. Nguyễn Du đã sử dụng linh hoạt thành ngữ và điển cố để nói về tấm lòng hiếu thảo của nàng:
“Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
Trong hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha, lại bị lừa gạt, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã vượt lên những đau thương của mình nhớ về cha mẹ, người yêu. Điều đó cho thấy nàng là một người thủy chung, sống có tình nghĩa, mang trong mình tấm lòng vị tha, nhân hậu, bao dung.
Tám câu thơ cuối cùng không chỉ cho thấy tâm trạng cô đơn, buồn rầu của Thúy Kiều mà còn cho thấy những dự cảm về tương lai đầy tai ương, sóng gió, câu thơ bật lên nỗi kinh hoàng, lo sợ. Kiều nhớ về cha mẹ, gia đình, quê hương nên nàng thấm thía sâu sắc tình cảm cô đơn, trống vắng của mình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
Cánh buồm thấp thoáng trong không gian chiều ảm đạm thể hiện khao khát được đoàn tụ, được trở về với gia đình của nàng. Không gian dịch chuyển gần hơn về phía nàng, hình ảnh những cánh hoa trôi man mác, vô định khiến Kiều nghĩ về số phận chìm nổi, mỏng manh của chính mình. Bản thân Kiều từ lúc bị bán đi, đã là bắt đầu những chuỗi ngày nổi vô định, tương lai mù mịt đang đổ ập xuống trước mắt Kiều. Câu hỏi tu từ như một lời tự hỏi về tương lai mù mịt của chính bản thân mình. Cặp lục bát tiếp theo, không gian lại được mở rộng:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
Sắc xanh trong câu thơ này không còn là màu cỏ non như trong cảnh ngày xuân mà là sắc xanh tàn tạ, héo úa, lụi tàn. Màu xanh ấy còn gợi lên sự nhạt nhòa, đơn điệu như chính cuộc sống tẻ nhạt, hiu quạnh, đầy ngao ngán của Thúy Kiều. Câu thơ cuối cùng là lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi nàng, cảnh hiện ra vô cùng hãi hùng:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ngọn gió cuốn mặt duềnh cùng với tiếng sóng ầm ầm hung dữ như báo trước, chỉ ngay sau đây thôi, bao nhiêu giông bão trong cuộc đời sẽ nổi lên xô đẩy, vùi dập đời nàng.
Như vậy có thể xem Thúy Kiều là người phụ nữ hội tụ nhiều vẻ đẹp tâm hồn đáng chú ý,đáng trọng.Đó là vẻ đẹp của lòng thủy chung,của lòng hiếu thảo,vẻ đẹp của lòng bao dung,nhân hậu,lòng vị tha.Dù bị đẩy và bước đường nhơ nhớp,bị chà đạp,rơi vào cảnh ngộ éo le nhưng Kiều vẫn giữ được cho mình tấm lòng bao dung,nhân hậu,luôn vì người khác.Vẻ đẹp của nàng giống như bông hoa sen thơm ngát,ngoi lên từ chính trong bùn lầy nước đọng
Không riêng gì Thúy Kiều,trong văn chương,ta bắt gặp bao hình ảnh những người phụ nữ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.Dù cuộc đời có bất công với họ,dù xã hội còn nhiều trái ngang đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le thì họ vẫn tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn của mình.Đó chính là những hình ảnh của con cò cái vạc trong ca dao;hình ảnh tấm lòng thủy chung son sắt vẫn giữ tấm lòng son dù cuộc dời bảy nổi ba chìm và đặc biệt là nàng Vũ Nương trong câu chuyện Truyền kì của Nguyễn Dữ,để lại cho chúng ta lòng khâm phục về vẻ đẹp của tâm hồn,thủy chung,trọn vẹn nghĩa tình.Chính hình ảnh những người người phụ nữ như thế,vừa làm nên”một chứng tích để tố cáo,một mẫu mực để ngợi ca”.
Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ dùng cho đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của mình,biện pháp câu hỏi tu từ đã khắc họa thành công nỗi hiu quạnh,kiều tự hỏi về tương lai mù mịt của chính bản thân mình.Tám câu cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích cho thấy ông đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình.Dù không trực tiếp nói lên tâm trạng nhân vật nhưng ông đã khắc họa thành công bức tranh nỗi buồn,nỗi sợ hãi của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích.Ngoài hai nghệ thuật vô cùng đặc sắc trên,ông còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ,từ láy,… trong đoạn trích làm cho đoạn trích trở nên mạch lạc,thu hút người đọc.
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình tài ba, cảnh trong tác phẩm của Nguyễn Du vừa thể hiện ngoại cảnh vừa thể hiện tâm cảnh. Đoạn trích đã khắc họa thành công bức tranh tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Qua đó còn thể hiện sự cảm thương của Nguyễn Du cho số phận, cho cuộc đời đầy bất hạnh của nàng.