Phân tích sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Na

Phân tích sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu
tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
của nhân dân Việt Nam.
Trình bày chi tiết cho mình với nhé Cảm ơn các bạn nhiều

0 bình luận về “Phân tích sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Na”

  1. Bước vào năm 1953, nhân dân Việt Nam đã trải qua bảy năm kháng chiến, chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn khi lực lượng còn non trẻ phải hoàn toàn tự lực cánh sinh đánh địch trong vòng vây. Từ sau chiến thắng biên giới 1950, Việt Nam đã nối liền với hậu phương các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ lần lượt công nhân nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “… Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất trên thế giới Liên Xô và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới…

    … Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”.

    Ðây cũng là điều kiện quan trọng trên mặt trận đấu tranh ngoại giao.

    Tháng 5 năm 1953, Tướng bốn sao Navarre thay Sa Lăng làm Tổng tư lệnh quân Pháp ở Ðông Dương. Ðây là một viên tướng trẻ được coi là nhân tài quân sự của nước Pháp, chỉ một thời gian ngắn điều tra, nghiên cứu chiến trường y đã phác họa một kế hoạch chiến lược tương đối hoàn chỉnh nhằm giành lấy một thắng lợi có tính chất quyết định. Ngày 24-7-1953 dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp Vincent  Aurial. Hội đồng quốc phòng Pháp họp tại Paris để thông qua kế hoạch Navarre. Nội dung chủ yếu là:

    – Ðông Xuân 1953 – 1954 quân Pháp phòng ngự chiến lược ở phía bắc vĩ tuyến 18, tránh giao chiến toàn diện với ta.

    – Tăng cường lực lượng cơ động tiến công ở nam vĩ tuyến 18 nhằm bình định miền nam và miền trung Ðông Dương, chiếm vùng tự do Liên khu 5.        

    Như vậy là ngay trong kế hoạch Navarre, nước Pháp đã phải tính đến thương lượng vì ý chí xâm lược của thực dân Pháp đã bị lung lay, nội bộ giới cầm quyền phân hóa, lúng túng trước những thất bại về quân sự trên chiến trường Ðông Dương và phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp. Thủ tướng La-ni-en tuyên bố tại Quốc hội Pháp sẽ không từ chối thương lượng để đình chiến, nhưng là thương lượng trên thế mạnh có lợi cho Pháp.

    Tình hình thế giới vào thời điểm này cũng có nhiều biến chuyển phức tạp.

    Ðầu năm 1953, sau khi Stalin qua đời, Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm làm dịu tình hình quốc tế để xây dựng đất nước, Trung Quốc cũng muốn chấm dứt các cuộc xung đột ở Triều Tiên và Ðông Dương. Cuộc đàm phán về Triều Tiên từ tháng 10 năm 1951 đến ngày 27-7 năm 1953 thì Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được ký kết.

    Trước tình hình đó, ngày 26 -11-1953, khi trả lời báo Expressen Thụy Ðiển, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó… Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam .

    Ngày 19-12-1953, nhân kỷ niệm bảy năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ cho nhân dân ta: “Bởi vì thực dân Pháp cứ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược, cho nên nhân dân Việt Nam quyết đánh mạnh hơn nữa, tiêu diệt sinh lực địch nhiều hơn nữa, quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sẵn sàng nói chuyện”

     Những câu trả lời nhà báo Thụy Ðiển và Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến trên đây đã có tiếng vang lớn ở trong nước và trên thế giới, mở hướng đi tới cuộc thương lượng hòa bình ở Hội nghị Genève.

    Việc kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì đấu tranh quân sự là động lực chính để đấu tranh ngoại giao. Người nói: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn” 

    Tháng 9 năm 1953, tại Tỉn Keo, dưới chân núi  Hồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị để bàn và quyết định kế hoạch tác chiến trong Ðông Xuân 1953 – 1954, Hội nghị đã xác định: “Lấy Tây Bắc là một hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp”. Ðịch muốn tập trung xây dựng lực lượng cơ động làm quả đấm mạnh, ta buộc địch phải phân tán, Bác Hồ nói: “Ðịch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”

    Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược trong Ðông Xuân 1953 – 1954 từ ngày 19-12-1953 đến ngày 29-1-1954, quân ta đã mở 5 chiến dịch tiến công quân địch ở Lai Châu, Trung Lào, Bắc Tây Nguyên, Hạ Lào. Các chiến dịch tiến công trên đây làm cho địch phải đưa quân đến ứng cứu, do đó mà phân tán lực lượng. Trong Ðông Xuân này, ta đã buộc địch phải bị động cơ động 70/80 tiểu đoàn chủ lực cơ động, hình thành các “con nhím” trên khắp chiến trường Ðông Dương. Âm mưu và kế hoạch tập trung lực lượng cơ động của địch bị phá sản ngay từ đầu.

    Quá trình điều binh, khiển tướng của cả hai bên trong những tháng cuối năm 1953, dần dần mới hình thành mặt trận Ðiện Biên Phủ. Sau khi có tin tình báo là Ðại đoàn 316 của Việt Minh hành quân đi Tây Bắc, ngày 2-11-1953, Navarre gửi chỉ lệnh cho tướng Cogny (chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ) phải chiếm đóng Ðiện Biên Phủ trước ngày 11-2 để có thể đến trước Ðại đoàn 316 mười lăm ngày, trong các ngày 20 đến 22 tháng 11, y tổ chức cuộc hành quân nhảy dù chiếm đóng Ðiện Biên Phủ, đồng thời rút quân ở Lai Châu về đây tăng số quân lên đến 10 tiểu đoàn. Ðiện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Ðông Dương và ngẫu nhiên là nơi đọ sức trong trận quyết chiến chiến lược sớm hơn kế hoạch Navarre một năm.

    Ngày 6-12-1953, Tổng quân ủy báo cáo quyết tâm với Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Ðiện Biên Phủ, thành lập Ban chỉ huy, cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng, kiêm Bí thư Ðảng ủy chiến dịch. Ngày 14-1-1954, tại Thẩm Púa, Ðảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch mở hội nghị phổ biến kế hoạch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ.

    Trong khi đó thì hội nghị ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp từ ngày 25 tháng 1 đến 28-2 đã ra tuyên bố về triệu tập hội nghị quốc tế bàn về vấn đề Triều Tiên và Ðông Dương tại Genève.

    Ngày 27-2-1954, Trung ương Ðảng nhận định: “Việc đấu tranh để khôi phục hòa bình ở Việt Nam là ý nguyện của nhân dân ta, nhưng chúng ta phải biết rằng chỉ có chiến thắng địch mới có  thể thực hiện được hòa bình chân chính” .

    Như vậy là kết hợp chặt chẽ giữa cuộc tiến công chiến lược trong Ðông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Ðiện Biên Phủ với tinh thần quyết chiến quyết thắng, Trung ương Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra mặt trận đấu tranh ngoại giao.

    Cục diện vừa đánh vừa đàm kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao diễn ra trong Ðông Xuân 1953 – 1954 hết sức nhạy cảm và gay gắt.

    Khoảng mười ngày sau khi quân ta tiến công Ðiện Biên Phủ với một sức mạnh và hiệu quả to lớn làm cho cả Pháp và Mỹ đều bị bất ngờ, ngày 22-3-1954 tại Washington, Tổng tham mưu trưởng quân Pháp “tướng Ê-ly đã đưa trình bản yêu cầu đầu tiên về sự can thiệp của Mỹ để cứu Ðiện Biên Phủ” 

    Các tướng Mỹ chuyển từ lạc quan sang lo lắng, họ đã dự định nhiều phương án, nào là kế hoạch “Diều hâu” ném bom xuống Ðiện Biên Phủ, gợi ý cả việc ném bom nguyên tử, nào là đưa lục quân Mỹ vào tham chiến. Nhưng Tổng thống Mỹ Eisenhaur do dự. Tuy nhiên, cuối cùng họ cũng cho “các kíp bay dân sự” lái 34 chiếc máy bay C119 thực hiện 550 phi vụ vận chuyển 3.200 tấn đạn dược quân trang tiếp tế cho Pháp ở Ðiện Biên Phủ, và đã có 27 chiếc dính đạn cao xạ của Việt Minh, hai phi công Mỹ chết. Ngày 18-4-1954, tướng Mỹ Calderre đến Sài Gòn để kiểm tra kế hoạch dùng máy bay chiến lược B.29 oanh tạc quy mô lớn Ðiện Biên Phủ. Cùng ngày hôm đó Hàng không mẫu hạm Sai-pan của Mỹ đưa vào Ðà Nẵng 28 máy bay “con sai” được huy động từ Philippines.

    Vào lúc cuộc chiến đấu ở Ðiện Biên Phủ đang diễn ra ác liệt thì Ðoàn đại biểu Chính phủ ta đi dự Hội nghị Genève. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng kể lại: “Tháng 4 năm 1954, cuộc chiến đấu ở Ðiện Biên Phủ đang ác liệt, tôi đến chào Bác trước khi đi Genève, Bác cho biết là sẽ có món quà quý tặng đoàn đại biểu ta, và chiến thắng Ðiện Biên Phủ, món quà vô giá ấy đã đến ngay chiều hôm trước ngày Hội nghị Genève khai mạc” 

    Ngày 7-5-1954, quân ta toàn thắng tại Ðiện Biên  

    Bình luận
  2.    Bước vào năm 1953, nhân dân Việt Nam đã trải qua bảy năm kháng chiến, chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn khi lực lượng còn non trẻ phải hoàn toàn tự lực cánh sinh đánh địch trong vòng vây. Từ sau chiến thắng biên giới 1950, Việt Nam đã nối liền với hậu phương các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ lần lượt công nhân nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “… Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất trên thế giới Liên Xô và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới…

    … Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”.

       Ðây cũng là điều kiện quan trọng trên mặt trận đấu tranh ngoại giao.

       Tháng 5 năm 1953, Tướng bốn sao Navarre thay Sa Lăng làm Tổng tư lệnh quân Pháp ở Ðông Dương. Ðây là một viên tướng trẻ được coi là nhân tài quân sự của nước Pháp, chỉ một thời gian ngắn điều tra, nghiên cứu chiến trường y đã phác họa một kế hoạch chiến lược tương đối hoàn chỉnh nhằm giành lấy một thắng lợi có tính chất quyết định. Ngày 24-7-1953 dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp Vincent  Aurial. Hội đồng quốc phòng Pháp họp tại Paris để thông qua kế hoạch Navarre. Nội dung chủ yếu là:

       – Ðông Xuân 1953 – 1954 quân Pháp phòng ngự chiến lược ở phía bắc vĩ tuyến 18, tránh giao chiến toàn diện với ta.

       – Tăng cường lực lượng cơ động tiến công ở nam vĩ tuyến 18 nhằm bình định miền nam và miền trung Ðông Dương, chiếm vùng tự do Liên khu 5.        

       Như vậy là ngay trong kế hoạch Navarre, nước Pháp đã phải tính đến thương lượng vì ý chí xâm lược của thực dân Pháp đã bị lung lay, nội bộ giới cầm quyền phân hóa, lúng túng trước những thất bại về quân sự trên chiến trường Ðông Dương và phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp. Thủ tướng La-ni-en tuyên bố tại Quốc hội Pháp sẽ không từ chối thương lượng để đình chiến, nhưng là thương lượng trên thế mạnh có lợi cho Pháp.

       Tình hình thế giới vào thời điểm này cũng có nhiều biến chuyển phức tạp.

       Ðầu năm 1953, sau khi Stalin qua đời, Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm làm dịu tình hình quốc tế để xây dựng đất nước, Trung Quốc cũng muốn chấm dứt các cuộc xung đột ở Triều Tiên và Ðông Dương. Cuộc đàm phán về Triều Tiên từ tháng 10 năm 1951 đến ngày 27-7 năm 1953 thì Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được ký kết.

       Trước tình hình đó, ngày 26 -11-1953, khi trả lời báo Expressen Thụy Ðiển, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó… Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam .

       Ngày 19-12-1953, nhân kỷ niệm bảy năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ cho nhân dân ta: “Bởi vì thực dân Pháp cứ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược, cho nên nhân dân Việt Nam quyết đánh mạnh hơn nữa, tiêu diệt sinh lực địch nhiều hơn nữa, quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sẵn sàng nói chuyện”

       Những câu trả lời nhà báo Thụy Ðiển và Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến trên đây đã có tiếng vang lớn ở trong nước và trên thế giới, mở hướng đi tới cuộc thương lượng hòa bình ở Hội nghị Genève.

       Việc kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì đấu tranh quân sự là động lực chính để đấu tranh ngoại giao. Người nói: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn” 

       Tháng 9 năm 1953, tại Tỉn Keo, dưới chân núi  Hồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị để bàn và quyết định kế hoạch tác chiến trong Ðông Xuân 1953 – 1954, Hội nghị đã xác định: “Lấy Tây Bắc là một hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp”. Ðịch muốn tập trung xây dựng lực lượng cơ động làm quả đấm mạnh, ta buộc địch phải phân tán, Bác Hồ nói: “Ðịch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”

       Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược trong Ðông Xuân 1953 – 1954 từ ngày 19-12-1953 đến ngày 29-1-1954, quân ta đã mở 5 chiến dịch tiến công quân địch ở Lai Châu, Trung Lào, Bắc Tây Nguyên, Hạ Lào. Các chiến dịch tiến công trên đây làm cho địch phải đưa quân đến ứng cứu, do đó mà phân tán lực lượng. Trong Ðông Xuân này, ta đã buộc địch phải bị động cơ động 70/80 tiểu đoàn chủ lực cơ động, hình thành các “con nhím” trên khắp chiến trường Ðông Dương. Âm mưu và kế hoạch tập trung lực lượng cơ động của địch bị phá sản ngay từ đầu.

       Quá trình điều binh, khiển tướng của cả hai bên trong những tháng cuối năm 1953, dần dần mới hình thành mặt trận Ðiện Biên Phủ. Sau khi có tin tình báo là Ðại đoàn 316 của Việt Minh hành quân đi Tây Bắc, ngày 2-11-1953, Navarre gửi chỉ lệnh cho tướng Cogny (chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ) phải chiếm đóng Ðiện Biên Phủ trước ngày 11-2 để có thể đến trước Ðại đoàn 316 mười lăm ngày, trong các ngày 20 đến 22 tháng 11, y tổ chức cuộc hành quân nhảy dù chiếm đóng Ðiện Biên Phủ, đồng thời rút quân ở Lai Châu về đây tăng số quân lên đến 10 tiểu đoàn. Ðiện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Ðông Dương và ngẫu nhiên là nơi đọ sức trong trận quyết chiến chiến lược sớm hơn kế hoạch Navarre một năm.

       Ngày 6-12-1953, Tổng quân ủy báo cáo quyết tâm với Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Ðiện Biên Phủ, thành lập Ban chỉ huy, cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng, kiêm Bí thư Ðảng ủy chiến dịch. Ngày 14-1-1954, tại Thẩm Púa, Ðảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch mở hội nghị phổ biến kế hoạch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ.

       Trong khi đó thì hội nghị ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp từ ngày 25 tháng 1 đến 28-2 đã ra tuyên bố về triệu tập hội nghị quốc tế bàn về vấn đề Triều Tiên và Ðông Dương tại Genève.

       Ngày 27-2-1954, Trung ương Ðảng nhận định: “Việc đấu tranh để khôi phục hòa bình ở Việt Nam là ý nguyện của nhân dân ta, nhưng chúng ta phải biết rằng chỉ có chiến thắng địch mới có  thể thực hiện được hòa bình chân chính” .

       Như vậy là kết hợp chặt chẽ giữa cuộc tiến công chiến lược trong Ðông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Ðiện Biên Phủ với tinh thần quyết chiến quyết thắng, Trung ương Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra mặt trận đấu tranh ngoại giao.

    Cục diện vừa đánh vừa đàm kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao diễn ra trong Ðông Xuân 1953 – 1954 hết sức nhạy cảm và gay gắt.

       Khoảng mười ngày sau khi quân ta tiến công Ðiện Biên Phủ với một sức mạnh và hiệu quả to lớn làm cho cả Pháp và Mỹ đều bị bất ngờ, ngày 22-3-1954 tại Washington, Tổng tham mưu trưởng quân Pháp “tướng Ê-ly đã đưa trình bản yêu cầu đầu tiên về sự can thiệp của Mỹ để cứu Ðiện Biên Phủ” 

       Các tướng Mỹ chuyển từ lạc quan sang lo lắng, họ đã dự định nhiều phương án, nào là kế hoạch “Diều hâu” ném bom xuống Ðiện Biên Phủ, gợi ý cả việc ném bom nguyên tử, nào là đưa lục quân Mỹ vào tham chiến. Nhưng Tổng thống Mỹ Eisenhaur do dự. Tuy nhiên, cuối cùng họ cũng cho “các kíp bay dân sự” lái 34 chiếc máy bay C119 thực hiện 550 phi vụ vận chuyển 3.200 tấn đạn dược quân trang tiếp tế cho Pháp ở Ðiện Biên Phủ, và đã có 27 chiếc dính đạn cao xạ của Việt Minh, hai phi công Mỹ chết. Ngày 18-4-1954, tướng Mỹ Calderre đến Sài Gòn để kiểm tra kế hoạch dùng máy bay chiến lược B.29 oanh tạc quy mô lớn Ðiện Biên Phủ. Cùng ngày hôm đó Hàng không mẫu hạm Sai-pan của Mỹ đưa vào Ðà Nẵng 28 máy bay “con sai” được huy động từ Philippines.

       Vào lúc cuộc chiến đấu ở Ðiện Biên Phủ đang diễn ra ác liệt thì Ðoàn đại biểu Chính phủ ta đi dự Hội nghị Genève. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng kể lại: “Tháng 4 năm 1954, cuộc chiến đấu ở Ðiện Biên Phủ đang ác liệt, tôi đến chào Bác trước khi đi Genève, Bác cho biết là sẽ có món quà quý tặng đoàn đại biểu ta, và chiến thắng Ðiện Biên Phủ, món quà vô giá ấy đã đến ngay chiều hôm trước ngày Hội nghị Genève khai mạc” 

       Ngày 7-5-1954, quân ta toàn thắng tại Ðiện Biên  

    Bình luận

Viết một bình luận