0 bình luận về “phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Đây là bản mình tự soạn luôn nhá, mình lười nên mình ko ghi thơ, bạn chịu khó tí nhé
Đặng Trần Côn là nhà văn đã nói lên được những cảm xúc và tâm trạng của những người thiếu phụ khi phải chịu những cảnh cô đơn, buồn tủi. Những cảm xúc đó đang bao trùm lên toàn bộ sáng tác của ông. Đặc biệt, tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng lòng thiết tha, thổn thức của người phụ nữ khi có chồng phải ra chiến trận. Tâm trạng của nhân vật được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Chinh phụ ngâm được tác giả Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Tác phẩm đã được dịch ra chữ Nôm, và chưa biết ai là tác giả bản dịch hiện hành.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi đầy xót thương của người chinh phụ, có người phụ nữ nào lại không cảm thấy cô đơn buồn tủi khi người chồng đi lính, giờ đây chỉ còn lại một mình, từng hành động của người chinh phụ cứ lặp đi lặp lại trong vô thức:
(8 câu đầu )
Giữa không gian hạn hẹp và tù túng cùng với thời gian đêm khuya vắng lặng, người phụ nữ bồn chồn, thấp thỏm chờ tin chồng chính là hiện thân của nỗi cô đơn. Bước chân vừa đi vừa đếm, đi qua đi lại vô nghĩa rồi lại ngồi buông rèm lên xuống không biết bao nhiêu lần, tất cả cho thấy người phụ nữ như đang hồn bay phách lạc, chỉ có thân thể hoạt động trong vô thức, bần thần. Những hành động lặp đi lặp lại vô nghĩa cho thấy sự thẫn thờ, ngẩn ngơ và chất chứa đầy nỗi ưu tư của người chinh phụ. Chồng đã ra trận, chỉ còn lại một mình nàng, nàng đang phải gồng mình chống chọi với nỗi cô đơn trong âm thầm. Người chinh phụ vẫn trông ngóng tin tức của chồng ở nơi biên ải xa xôi nhưng nàng đều nhận lại được sự im lặng đến đáng sợ.Dù trong bất cứ tư thế nào thì những tình cảm thương nhớ ấy cũng không khỏi khắc khoải, thường trực trong tâm hồn người chinh phụ.
Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, người phụ nữ không biết chia sẻ cùng ai, đành bộc lộ những tâm tư tình cảm đó với một ngọn đèn. Nhà thơ đã sử dụng câu hỏi tu từ “Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?”. Đó như là lời than thở, tự dằn vặt mình.Ngọn đèn đã chứng kiến và soi tỏ nỗi lòng của người chinh phụ, bởi “đèn” chính là người thức cùng, cùng người chinh phụ giãi bày tâm sự, nhớ mong. Nhưng “đèn có biết dường bằng chẳng biết”, bởi nó chỉ là 1 vật vô tri vô giác, không thể chia sẻ, tâm sự cùng nàng. Hình ảnh “hoa đèn” và “bóng người” là sự so sánh sức sống của người phụ nữ đã lụi tàn, số phận như tàn đèn. Dường như nỗi niềm ấy đã vo tròn, nén chặt đè nặng trong lòng người chinh phụ, và không thể nói lên lời, là nỗi “buồn rầu” đến não nề, đến thương cảm.
Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ không chỉ được bao bọc trong không gian chật hẹp là căn buồng vắng, mà nỗi nhớ ấy còn được thường nhắc qua thiên nhiên, qua cảnh vật để nói lên tâm trạng của nhân vật trữ tình:
(8 câu tiếp )
Có lẽ, chính sự tương tư mong nhớ chồng cả ngày lẫn đêm đã làm cho người chinh phụ phải trằn trọc suốt cả đêm dài. Hình ảnh “bóng hòe phất phơ” suốt ngày dài cùng biện pháp lấy động tả tĩnh với sự xuất hiện âm thanh “tiếng gà eo óc suốt” đêm thâu như tô đậm nỗi cô đơn, triền miên của nhân vật trữ tình. “Eo óc” đó là âm thanh thưa thớt trong một không gian rộng lớn, hiu quạnh có cảm giác tang tóc, tang thương đã bộc lộ sâu sắc nỗi chán chường của chủ thể trong đêm thâu. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lòng mình nỗi sầu, nỗi đau vô hình ấy. Từ láy “phất phơ” có tính gợi hình cao cho thấy tâm trạng trông mong, ngóng chờ một chút tin tức về chồng của người chinh phụ. Nàng đã thức trọn cả năm canh, chính nỗi nhớ đã khiến cho nàng cảm thấy mỗi giờ trôi qua đều dài “đằng đẵng” như một năm trôi qua vậy.Thời gian đã được tác giả so sánh với “mối sầu dằng dặc tựa miền biền xa”.Đó chính là nỗi buồn mênh mang, vô tận, rộng lớn như biểnvà nó luôn chảy trôi mãi mãi. Hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” đã cụ thể hóa nỗi nhớ của người chinh phụ, cho thấy tâm trạng buồn triền miên, kéo dài vô vọng của nàng.
Điệp từ “gượng” được điệp đi điệp lại ba lần trong bốn câu thơ tiếp theo đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát ấy của người chinh phụ. Nàng gượng đốt hương để kiếm tìm sự thanh thản thì lại rơi sâu hơn vào cơn mê man. Nàng gượng soi gương để chỉnh trang nhan sắc thì lại chỉ thấy những giọt sầu. Nàng gượng tìm đến với âm nhạc để giải tỏa thì nỗi âu lo về duyên cầm sắt và tình loan phượng lại hiện hình. Dường như nàng đang mang trong mình quá nhiều những nỗi lo sợ, lo lắng, bởi thế, người chinh phụ không những không thể giải tỏa được nỗi niềm bản thân mà còn như chìm sâu hơn vào nỗi bi thương xót xa. Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ được đã đặc tả bằng bút pháp trữ tình đa dạng để độc giả có thể cảm nhận được tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình ngay cả khi ngày lên cũng như khi đêm xuống, luôn đồng hanh cùng người chinh phụ cả khi đứng, khi ngồi, lúc ở trong phòng và ngoài phòng và bủa vây khắp không gian xung quanh. Sự cô đơn ấy đã làm hao gầy cả hình dáng và héo úa cả tâm tư và người chinh phụ như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy.
Nếu ở khổ thơ trên là nỗi buồn, nỗi cô đơn triền miên của người chinh phụ thì ở khổ thơ này chính là nỗi nhớ thương chồng đau đáu, khôn nguôi:
(8 câu cuối )
Người phụ nữ đã gom hết những yêu nhớ, thương xót và cả lòng thủy chung của mình vào gió đông, nhờ cơn gió mùa xuân ấm áp gửi tâm tư thầm kín của mình đến non Yên. Với biện pháp điệp vòng “ non Yên” đã nhấn mạnh khoảng cách, thử thách, khó khăn mà 2 người phải đối diện. Từ láy “ thăm thẳm” không đáy như chính sự nhớ mong triền miên không dứt và “đau đáu” ẩn chứa cả sự vô vọng, đau xót, dai dẳng, ngóng trông chờ đợi trong mỏi mòn. Nhà thơ đã đem nỗi lòng người chinh phụ phơi bày ra, bởi chính nỗi nhớ thương ấy cũng không thể bao bọc được nữa. Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa cho thấy được sự tinh tế, nhạy cảm, đồng điệu của tác giả. Vơi thủ pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề. Cảnh vật xung quanh được nhìn dưới đôi mắt buồn của người chinh phụ càng trở nên sầu muộn hơn. Người phụ nữ ấy đã nhìn cảnh vật xung quanh với đôi mắt buồn làm cho khung cảnh càng thêm hoang vắng, quạnh hiu.Người phụ nữ ấy sống trong sự dày vò của cô đơn, trong nhớ nhung, lo lắng day dứt suốt ngày dài triền miên nhưng ta cũng thấy được niềm khao khát được hưởng hạnh phúc đến mãnh liệt của nàng.Qua đó ta cảm nhận được niềm khao khát tìm kiếm sự đồng cảm cũng như bến bờ hạnh phúc đôi lứa, mái ấm gia đình đang thôi thúc, cháy bỏng trong lòng người chinh phụ.
Với việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, câu hỏi tu từ, hình ảnh ước lệ, điệp từ, cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy bộc lộ nội tâm nhân vật một cách tinh tế. Và việc sử dụng ngôn từ đặc sắc, đặc biệt hệ thống từ láy có giá trị biểu đạt cao đã làm cho tp có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn mang đến cho chúng ta không chỉ là một số phận người phụ nữ nói riêng mà đó chính là số phận chung của những người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến xưa. Đồng thời phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến họ phải xa chồng, mất đi mái ấm hạnh phúc, đẩy họ vào hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, buồn khổ.
Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh, năm mất) người làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mộc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. về sáng tác, ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán. Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khố đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm. Khúc ngâm này gồm 476 câu thơ làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau).
Tác phẩm đã được dịch ra chữ Nôm, và chưa biết ai là tác giả bản dịch hiện hành. Có người cho rằng đó là bản dịch của Đoàn Thị Điểm. Lại có người cho rằng Phan Huy Ích chính là dịch giả của Chinh phụ ngâm. Đoạn trích dưới đây thuộc bản dịch hiện hành, viết về tình cảm và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, mòn mỏi trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. Kể từ lúc tiễn chồng vào “cõi xa mưa gió” người chinh phụ trở về sống trong tình cảm đơn chiếc, lẻ loi. Ngày cũng như đêm, sau khi công việc đã yên mọi bề, người chinh phụ
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Bốn câu thơ song thất lục bát với vần điệu chặt chẽ, thăng trầm như những nốt nhạc buồn càng làm đậm thêm tình cảnh đơn chiếc, lẻ loi kia. Người trước có lúc sóng đôi vợ chồng thì nay “thầm gieo từng bước” dưới mái hiên vắng vẻ. Ngày nào bàn chuyện làm ăn cùng chồng bên cửa sổ thì nay buông xuống kéo lên nhiều lần mong ngóng nhưng chẳng thấy chim thước báo tin lành. Ngày thì như thế, còn đêm thì không ngủ được, một mình đối diện với ngọn đèn khuya. Tình cảnh của người chinh phụ quá lẻ loi, đơn chiếc. Ngày thì khắc khoải chờ mong. Đêm dài câm lặng, biết riêng lòng mình, Hoa đèn kia dẫu sao còn lửa. Riêng lòng này với bóng lạnh lùng.
Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hai câu lục bát, một câu miêu tả thời gian, một câu miêu tả nỗi buồn. Cả hai câu đều mang nghệ thuật so sánh. Trong tình cảnh lẻ loi ấy thì một giờ là đợi dài tựa một năm, như người xưa thường ví “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”, ngày sau này Xuân Quỳnh tâm sự “Một ngày không gặp nhau / Biển bạc đầu thương nhớ”. Thời gian chờ đợi càng dài thì nỗi sầu càng lớn “tựa miền biển xa”. Tình cảnh đã bước qua tâm trạng. Đấy là tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa. Nỗi nhớ thương thật tha thiết.
Lòng này gửi gió đông có tiện? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Bốn câu thơ trên là lời tâm sự của vợ gửi đến chồng. Nhưng chim thước không có để nhờ mang thư đi. Vậy thì gửi lời nhớ thương theo gió. Nhưng gửi theo gió đông thì gió có mang lời thủ thỉ đến được tai chàng? Biết chàng đang ở nơi nào ngoài mặt trận? Thôi thì lòng thương quý chàng xin được gửi đến nơi xa nhất mà chàng tới như Đậu Hiến đời Hậu Hán đánh đuổi giặc Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên, bởi vì:
“Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại, Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua. ”
Đời chiến binh là như thế, là “ôm yên, gối trống đã chôn, / Năm vùng cát tráng ngủ cồn rêu xanh”, chưa kể đời chiến binh mấy người đi trở lại. Tình thương, nỗi nhớ của nàng là như thế. Nhưng:
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Dù là “Trời” thì Trời cũng khó mà hiểu thấu tình thương và nỗi nhớ da diết của người chinh phụ. Các từ láy “thăm thẳm, đau đáu” càng làm tăng thêm sự không hiểu biết, không thấy được của Trời, và chỉ có người trong cuộc (người chinh phụ) mới cảm nhận rõ lòng mình. Cảnh thì buồn, đến cả cây cỏ và tiếng côn trùng cũng não ruột. Còn tình thì da diết thiết tha. Thể thơ song thất lục bát vốn thích hợp với tự sự, trong đoạn trích, bản dịch lại dùng phép so sánh, từ lặp và từ láy một cách tự nhiên càng làm tăng thêm giá trị nội dung.
Đọc đoạn trích người đọc cứ ngỡ ngàng rằng chỉ để miêu tả tình cảnh lẻ loi, thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu của người chinh phụ. Nhưng nếu nghĩ sâu xa hơn thì đoạn trích bày tỏ sự oán ghét chiến tranh. Chiến tranh đã chia rẽ tình yêu, ngăn cách hạnh phúc lứa đôi của nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, có lẽ vì thế mà tác phẩm đã được độc giả cùng thời hết sức tán thưởng. Nhiều người còn dịch Chinh phụ ngâm sang thơ Nôm (tức thơ tiếng Việt) để khúc ngâm được truyền bá rộng rãi hơn. Bản diễn Nôm hiện hành là bản dịch thành công nhất.
Xem thêm:Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Đây là bản mình tự soạn luôn nhá, mình lười nên mình ko ghi thơ, bạn chịu khó tí nhé
Đặng Trần Côn là nhà văn đã nói lên được những cảm xúc và tâm trạng của những người thiếu phụ khi phải chịu những cảnh cô đơn, buồn tủi. Những cảm xúc đó đang bao trùm lên toàn bộ sáng tác của ông. Đặc biệt, tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng lòng thiết tha, thổn thức của người phụ nữ khi có chồng phải ra chiến trận. Tâm trạng của nhân vật được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Chinh phụ ngâm được tác giả Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Tác phẩm đã được dịch ra chữ Nôm, và chưa biết ai là tác giả bản dịch hiện hành.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi đầy xót thương của người chinh phụ, có người phụ nữ nào lại không cảm thấy cô đơn buồn tủi khi người chồng đi lính, giờ đây chỉ còn lại một mình, từng hành động của người chinh phụ cứ lặp đi lặp lại trong vô thức:
(8 câu đầu )
Giữa không gian hạn hẹp và tù túng cùng với thời gian đêm khuya vắng lặng, người phụ nữ bồn chồn, thấp thỏm chờ tin chồng chính là hiện thân của nỗi cô đơn. Bước chân vừa đi vừa đếm, đi qua đi lại vô nghĩa rồi lại ngồi buông rèm lên xuống không biết bao nhiêu lần, tất cả cho thấy người phụ nữ như đang hồn bay phách lạc, chỉ có thân thể hoạt động trong vô thức, bần thần. Những hành động lặp đi lặp lại vô nghĩa cho thấy sự thẫn thờ, ngẩn ngơ và chất chứa đầy nỗi ưu tư của người chinh phụ. Chồng đã ra trận, chỉ còn lại một mình nàng, nàng đang phải gồng mình chống chọi với nỗi cô đơn trong âm thầm. Người chinh phụ vẫn trông ngóng tin tức của chồng ở nơi biên ải xa xôi nhưng nàng đều nhận lại được sự im lặng đến đáng sợ.Dù trong bất cứ tư thế nào thì những tình cảm thương nhớ ấy cũng không khỏi khắc khoải, thường trực trong tâm hồn người chinh phụ.
Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, người phụ nữ không biết chia sẻ cùng ai, đành bộc lộ những tâm tư tình cảm đó với một ngọn đèn. Nhà thơ đã sử dụng câu hỏi tu từ “Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?”. Đó như là lời than thở, tự dằn vặt mình.Ngọn đèn đã chứng kiến và soi tỏ nỗi lòng của người chinh phụ, bởi “đèn” chính là người thức cùng, cùng người chinh phụ giãi bày tâm sự, nhớ mong. Nhưng “đèn có biết dường bằng chẳng biết”, bởi nó chỉ là 1 vật vô tri vô giác, không thể chia sẻ, tâm sự cùng nàng. Hình ảnh “hoa đèn” và “bóng người” là sự so sánh sức sống của người phụ nữ đã lụi tàn, số phận như tàn đèn. Dường như nỗi niềm ấy đã vo tròn, nén chặt đè nặng trong lòng người chinh phụ, và không thể nói lên lời, là nỗi “buồn rầu” đến não nề, đến thương cảm.
Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ không chỉ được bao bọc trong không gian chật hẹp là căn buồng vắng, mà nỗi nhớ ấy còn được thường nhắc qua thiên nhiên, qua cảnh vật để nói lên tâm trạng của nhân vật trữ tình:
(8 câu tiếp )
Có lẽ, chính sự tương tư mong nhớ chồng cả ngày lẫn đêm đã làm cho người chinh phụ phải trằn trọc suốt cả đêm dài. Hình ảnh “bóng hòe phất phơ” suốt ngày dài cùng biện pháp lấy động tả tĩnh với sự xuất hiện âm thanh “tiếng gà eo óc suốt” đêm thâu như tô đậm nỗi cô đơn, triền miên của nhân vật trữ tình. “Eo óc” đó là âm thanh thưa thớt trong một không gian rộng lớn, hiu quạnh có cảm giác tang tóc, tang thương đã bộc lộ sâu sắc nỗi chán chường của chủ thể trong đêm thâu. Nàng đã thức trọn năm canh để nghe thấy tận sâu trong đáy lòng mình nỗi sầu, nỗi đau vô hình ấy. Từ láy “phất phơ” có tính gợi hình cao cho thấy tâm trạng trông mong, ngóng chờ một chút tin tức về chồng của người chinh phụ. Nàng đã thức trọn cả năm canh, chính nỗi nhớ đã khiến cho nàng cảm thấy mỗi giờ trôi qua đều dài “đằng đẵng” như một năm trôi qua vậy.Thời gian đã được tác giả so sánh với “mối sầu dằng dặc tựa miền biền xa”.Đó chính là nỗi buồn mênh mang, vô tận, rộng lớn như biểnvà nó luôn chảy trôi mãi mãi. Hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” đã cụ thể hóa nỗi nhớ của người chinh phụ, cho thấy tâm trạng buồn triền miên, kéo dài vô vọng của nàng.
Điệp từ “gượng” được điệp đi điệp lại ba lần trong bốn câu thơ tiếp theo đã thể hiện sự nỗ lực vượt thoát ấy của người chinh phụ. Nàng gượng đốt hương để kiếm tìm sự thanh thản thì lại rơi sâu hơn vào cơn mê man. Nàng gượng soi gương để chỉnh trang nhan sắc thì lại chỉ thấy những giọt sầu. Nàng gượng tìm đến với âm nhạc để giải tỏa thì nỗi âu lo về duyên cầm sắt và tình loan phượng lại hiện hình. Dường như nàng đang mang trong mình quá nhiều những nỗi lo sợ, lo lắng, bởi thế, người chinh phụ không những không thể giải tỏa được nỗi niềm bản thân mà còn như chìm sâu hơn vào nỗi bi thương xót xa. Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ được đã đặc tả bằng bút pháp trữ tình đa dạng để độc giả có thể cảm nhận được tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình ngay cả khi ngày lên cũng như khi đêm xuống, luôn đồng hanh cùng người chinh phụ cả khi đứng, khi ngồi, lúc ở trong phòng và ngoài phòng và bủa vây khắp không gian xung quanh. Sự cô đơn ấy đã làm hao gầy cả hình dáng và héo úa cả tâm tư và người chinh phụ như đang chết dần trong cái bọc cô đơn ấy.
Nếu ở khổ thơ trên là nỗi buồn, nỗi cô đơn triền miên của người chinh phụ thì ở khổ thơ này chính là nỗi nhớ thương chồng đau đáu, khôn nguôi:
(8 câu cuối )
Người phụ nữ đã gom hết những yêu nhớ, thương xót và cả lòng thủy chung của mình vào gió đông, nhờ cơn gió mùa xuân ấm áp gửi tâm tư thầm kín của mình đến non Yên. Với biện pháp điệp vòng “ non Yên” đã nhấn mạnh khoảng cách, thử thách, khó khăn mà 2 người phải đối diện. Từ láy “ thăm thẳm” không đáy như chính sự nhớ mong triền miên không dứt và “đau đáu” ẩn chứa cả sự vô vọng, đau xót, dai dẳng, ngóng trông chờ đợi trong mỏi mòn. Nhà thơ đã đem nỗi lòng người chinh phụ phơi bày ra, bởi chính nỗi nhớ thương ấy cũng không thể bao bọc được nữa. Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa cho thấy được sự tinh tế, nhạy cảm, đồng điệu của tác giả. Vơi thủ pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề. Cảnh vật xung quanh được nhìn dưới đôi mắt buồn của người chinh phụ càng trở nên sầu muộn hơn. Người phụ nữ ấy đã nhìn cảnh vật xung quanh với đôi mắt buồn làm cho khung cảnh càng thêm hoang vắng, quạnh hiu.Người phụ nữ ấy sống trong sự dày vò của cô đơn, trong nhớ nhung, lo lắng day dứt suốt ngày dài triền miên nhưng ta cũng thấy được niềm khao khát được hưởng hạnh phúc đến mãnh liệt của nàng.Qua đó ta cảm nhận được niềm khao khát tìm kiếm sự đồng cảm cũng như bến bờ hạnh phúc đôi lứa, mái ấm gia đình đang thôi thúc, cháy bỏng trong lòng người chinh phụ.
Với việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, câu hỏi tu từ, hình ảnh ước lệ, điệp từ, cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy bộc lộ nội tâm nhân vật một cách tinh tế. Và việc sử dụng ngôn từ đặc sắc, đặc biệt hệ thống từ láy có giá trị biểu đạt cao đã làm cho tp có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn mang đến cho chúng ta không chỉ là một số phận người phụ nữ nói riêng mà đó chính là số phận chung của những người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến xưa. Đồng thời phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến họ phải xa chồng, mất đi mái ấm hạnh phúc, đẩy họ vào hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, buồn khổ.
Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh, năm mất) người làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mộc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. về sáng tác, ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán. Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khố đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm. Khúc ngâm này gồm 476 câu thơ làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau).
Tác phẩm đã được dịch ra chữ Nôm, và chưa biết ai là tác giả bản dịch hiện hành. Có người cho rằng đó là bản dịch của Đoàn Thị Điểm. Lại có người cho rằng Phan Huy Ích chính là dịch giả của Chinh phụ ngâm. Đoạn trích dưới đây thuộc bản dịch hiện hành, viết về tình cảm và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, mòn mỏi trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. Kể từ lúc tiễn chồng vào “cõi xa mưa gió” người chinh phụ trở về sống trong tình cảm đơn chiếc, lẻ loi. Ngày cũng như đêm, sau khi công việc đã yên mọi bề, người chinh phụ
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Bốn câu thơ song thất lục bát với vần điệu chặt chẽ, thăng trầm như những nốt nhạc buồn càng làm đậm thêm tình cảnh đơn chiếc, lẻ loi kia. Người trước có lúc sóng đôi vợ chồng thì nay “thầm gieo từng bước” dưới mái hiên vắng vẻ. Ngày nào bàn chuyện làm ăn cùng chồng bên cửa sổ thì nay buông xuống kéo lên nhiều lần mong ngóng nhưng chẳng thấy chim thước báo tin lành. Ngày thì như thế, còn đêm thì không ngủ được, một mình đối diện với ngọn đèn khuya. Tình cảnh của người chinh phụ quá lẻ loi, đơn chiếc. Ngày thì khắc khoải chờ mong. Đêm dài câm lặng, biết riêng lòng mình, Hoa đèn kia dẫu sao còn lửa. Riêng lòng này với bóng lạnh lùng.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hai câu lục bát, một câu miêu tả thời gian, một câu miêu tả nỗi buồn. Cả hai câu đều mang nghệ thuật so sánh. Trong tình cảnh lẻ loi ấy thì một giờ là đợi dài tựa một năm, như người xưa thường ví “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”, ngày sau này Xuân Quỳnh tâm sự “Một ngày không gặp nhau / Biển bạc đầu thương nhớ”. Thời gian chờ đợi càng dài thì nỗi sầu càng lớn “tựa miền biển xa”. Tình cảnh đã bước qua tâm trạng. Đấy là tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa. Nỗi nhớ thương thật tha thiết.
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Bốn câu thơ trên là lời tâm sự của vợ gửi đến chồng. Nhưng chim thước không có để nhờ mang thư đi. Vậy thì gửi lời nhớ thương theo gió. Nhưng gửi theo gió đông thì gió có mang lời thủ thỉ đến được tai chàng? Biết chàng đang ở nơi nào ngoài mặt trận? Thôi thì lòng thương quý chàng xin được gửi đến nơi xa nhất mà chàng tới như Đậu Hiến đời Hậu Hán đánh đuổi giặc Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên, bởi vì:
“Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại,
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua. ”
Đời chiến binh là như thế, là “ôm yên, gối trống đã chôn, / Năm vùng cát tráng ngủ cồn rêu xanh”, chưa kể đời chiến binh mấy người đi trở lại. Tình thương, nỗi nhớ của nàng là như thế. Nhưng:
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Dù là “Trời” thì Trời cũng khó mà hiểu thấu tình thương và nỗi nhớ da diết của người chinh phụ. Các từ láy “thăm thẳm, đau đáu” càng làm tăng thêm sự không hiểu biết, không thấy được của Trời, và chỉ có người trong cuộc (người chinh phụ) mới cảm nhận rõ lòng mình. Cảnh thì buồn, đến cả cây cỏ và tiếng côn trùng cũng não ruột. Còn tình thì da diết thiết tha. Thể thơ song thất lục bát vốn thích hợp với tự sự, trong đoạn trích, bản dịch lại dùng phép so sánh, từ lặp và từ láy một cách tự nhiên càng làm tăng thêm giá trị nội dung.
Đọc đoạn trích người đọc cứ ngỡ ngàng rằng chỉ để miêu tả tình cảnh lẻ loi, thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu của người chinh phụ. Nhưng nếu nghĩ sâu xa hơn thì đoạn trích bày tỏ sự oán ghét chiến tranh. Chiến tranh đã chia rẽ tình yêu, ngăn cách hạnh phúc lứa đôi của nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, có lẽ vì thế mà tác phẩm đã được độc giả cùng thời hết sức tán thưởng. Nhiều người còn dịch Chinh phụ ngâm sang thơ Nôm (tức thơ tiếng Việt) để khúc ngâm được truyền bá rộng rãi hơn. Bản diễn Nôm hiện hành là bản dịch thành công nhất.
Xem thêm: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Bài văn mẫu 2