phân tích tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng hồ chí minh về độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội
0 bình luận về “phân tích tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng hồ chí minh về độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội”
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, độc lập dân tộc bị xâm phạm, trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn trong thì sợ nhân dân, ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù, lúc đầu có chống cự yếu ớt, sau đã từng bước nhân nhượng cầu hoà, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc. Năm 1883 và 1884, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký các hàng ước với thực dân Pháp, nước ta bị đặt dưới ách thống trị của chúng. Mặc dầu bị đặt vào tình thế phải chống “cả triều lẫn Tây” nhưng nhân dân ta với tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sôi sục đã dấy lên phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực… ở miền Nam; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Quang Bích… ở miền Bắc. Nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến đúng đắn; lãnh đạo khởi nghĩa là các sĩ phu văn thân với ý thức hệ phong kiến mang nặng tư tưởng tôn quân.
Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu cho xu hướng này có các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội… Các phong trào này chưa lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, tư tưởng dân chủ tư sản chưa có cơ sở xã hội vững chắc. Do vậy phong trào chỉ rộ lên được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị đàn áp và thất bại.
Khi phong trào chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung, trong đó có Hồ Chí Minh tham gia bị đàn áp (1908) cũng là lúc các phong trào yêu nước chống Pháp ở thời điểm cực kỳ khó khăn, bế tắc. Đứng trước cuộc khủng hoảng con đường cứu nước, Hồ Chí Minh xác định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”(1).
Đầu tháng 6-1911, Hồ Chí Minh xuống làm phụ bếp trên chiếc tàu Pháp mang tên Amiran Latusơ Tơrêvin của hãng Năm Sao đang cập bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Ngày 5/6/1911, con tàu rời Sài Gòn đi Pháp, Hồ Chí Minh bắt đầu một cuộc hành trình lịch sử – đi tìm con đường cứu nước, con đường giải phóng.
Xuất phát từ lòng yêu nước ra đi tìm đường cứu nước, trải qua gần 10 năm đầy gian truân và thử thách, Hồ Chí Minh đã đi khắp các châu lục khảo sát nhiều nước thuộc địa và các nước tư bản phát triển Mỹ, Anh, Pháp… Người nhận rõ: chủ nghĩa đế quốc là một hệ thống thế giới, chúng vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong hệ thống thuộc địa của chúng. Mỗi thuộc địa là một mắt khâu của chủ nghĩa đế quốc, do vậy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước chỉ tiến hành riêng rẽ thì không thể giành thắng lợi.
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh về Pari, thủ đô nước Pháp, một trung tâm văn hoá khoa học và cách mạng của châu Âu. Hồ Chí Minh hoạt động trong phong trào công nhân Pari, đến với phái tả của cách mạng Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng bênh vực các thuộc địa.
Năm 1919, nhân danh những người yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh gửi tới Hội nghị hoà bình Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam đối các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Yêu sách đó không được chấp nhận. Người đã rút ra bài học “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình”.
Hồ Chí Minh nghiên cứu những cuộc cách mạng xã hội lớn trên thế giới. Với cách mạng giải phóng dân tộc năm 1776 của Mỹ và cách mạng nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789, Người rút ra kết luận: cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi, không giải phóng những người lao động mà lại đi áp bức các dân tộc khác. Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường đó.
Đầu tháng Mười năm 1917, cách mạng vô sản Nga thành công. Tháng 3 năm 1919, Lênin sáng lập Quốc tế Cộng sản. Rồi nhà nước Xôviết chiến thắng cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc. Từ năm 1920 tiếng vang và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười lan rộng ra châu Âu và toàn thế giới. Nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Hồ Chí Minh nhận rõ: chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga mới thành công đến nơi, mang lại tự do bình đẳng thật cho tất cả nhân dân lao động và giúp đỡ giải phóng các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga – con đường cách mạng vô sản.
Tháng 7-1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité. Luận cương của Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra “cái cẩm nang thần kỳ cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc” – con đường giải phóng dân tộc theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Con đường đó được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng trong những văn kiện thông qua tại Hội nghị hợp nhất ngày 3-2-1930 “làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh để đi tới xã hội cộng sản”. Sự xác định trên đây của Hồ Chí Minh là một sáng tạo lớn về con đường cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đó là con đường giải phóng dân tộc một cách triệt để, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là kết quả tất yếu quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng, phù hợp với đòi hỏi và nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, độc lập dân tộc bị xâm phạm, trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn trong thì sợ nhân dân, ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù, lúc đầu có chống cự yếu ớt, sau đã từng bước nhân nhượng cầu hoà, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc. Năm 1883 và 1884, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký các hàng ước với thực dân Pháp, nước ta bị đặt dưới ách thống trị của chúng. Mặc dầu bị đặt vào tình thế phải chống “cả triều lẫn Tây” nhưng nhân dân ta với tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sôi sục đã dấy lên phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực… ở miền Nam; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Quang Bích… ở miền Bắc. Nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến đúng đắn; lãnh đạo khởi nghĩa là các sĩ phu văn thân với ý thức hệ phong kiến mang nặng tư tưởng tôn quân.
Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu cho xu hướng này có các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội… Các phong trào này chưa lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, tư tưởng dân chủ tư sản chưa có cơ sở xã hội vững chắc. Do vậy phong trào chỉ rộ lên được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị đàn áp và thất bại.
Khi phong trào chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung, trong đó có Hồ Chí Minh tham gia bị đàn áp (1908) cũng là lúc các phong trào yêu nước chống Pháp ở thời điểm cực kỳ khó khăn, bế tắc. Đứng trước cuộc khủng hoảng con đường cứu nước, Hồ Chí Minh xác định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”(1).
Đầu tháng 6-1911, Hồ Chí Minh xuống làm phụ bếp trên chiếc tàu Pháp mang tên Amiran Latusơ Tơrêvin của hãng Năm Sao đang cập bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Ngày 5/6/1911, con tàu rời Sài Gòn đi Pháp, Hồ Chí Minh bắt đầu một cuộc hành trình lịch sử – đi tìm con đường cứu nước, con đường giải phóng.
Xuất phát từ lòng yêu nước ra đi tìm đường cứu nước, trải qua gần 10 năm đầy gian truân và thử thách, Hồ Chí Minh đã đi khắp các châu lục khảo sát nhiều nước thuộc địa và các nước tư bản phát triển Mỹ, Anh, Pháp… Người nhận rõ: chủ nghĩa đế quốc là một hệ thống thế giới, chúng vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong hệ thống thuộc địa của chúng. Mỗi thuộc địa là một mắt khâu của chủ nghĩa đế quốc, do vậy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước chỉ tiến hành riêng rẽ thì không thể giành thắng lợi.
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh về Pari, thủ đô nước Pháp, một trung tâm văn hoá khoa học và cách mạng của châu Âu. Hồ Chí Minh hoạt động trong phong trào công nhân Pari, đến với phái tả của cách mạng Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng bênh vực các thuộc địa.
Năm 1919, nhân danh những người yêu nước Việt Nam, Hồ Chí Minh gửi tới Hội nghị hoà bình Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam đối các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Yêu sách đó không được chấp nhận. Người đã rút ra bài học “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình”.
Hồ Chí Minh nghiên cứu những cuộc cách mạng xã hội lớn trên thế giới. Với cách mạng giải phóng dân tộc năm 1776 của Mỹ và cách mạng nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789, Người rút ra kết luận: cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi, không giải phóng những người lao động mà lại đi áp bức các dân tộc khác. Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường đó.
Đầu tháng Mười năm 1917, cách mạng vô sản Nga thành công. Tháng 3 năm 1919, Lênin sáng lập Quốc tế Cộng sản. Rồi nhà nước Xôviết chiến thắng cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc. Từ năm 1920 tiếng vang và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười lan rộng ra châu Âu và toàn thế giới. Nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Hồ Chí Minh nhận rõ: chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga mới thành công đến nơi, mang lại tự do bình đẳng thật cho tất cả nhân dân lao động và giúp đỡ giải phóng các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga – con đường cách mạng vô sản.
Tháng 7-1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité. Luận cương của Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra “cái cẩm nang thần kỳ cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc” – con đường giải phóng dân tộc theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Con đường đó được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng trong những văn kiện thông qua tại Hội nghị hợp nhất ngày 3-2-1930 “làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh để đi tới xã hội cộng sản”. Sự xác định trên đây của Hồ Chí Minh là một sáng tạo lớn về con đường cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đó là con đường giải phóng dân tộc một cách triệt để, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là kết quả tất yếu quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng, phù hợp với đòi hỏi và nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
cho mk 5 vote nha !!!!!
phân tích tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng hồ chí minh về độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội