Phân tích ước mơ của người dân nơi phố huyện trong bài hai đứa trẻ
0 bình luận về “Phân tích ước mơ của người dân nơi phố huyện trong bài hai đứa trẻ”
I. Mở bài: giới thiệu truyện ngắn và bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ
Ví dụ: Thạch Lam là một nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc, các tác phẩm của ông đi sâu vào những hình ảnh giản dị đời thường, những bức tranh cuộc sống chân thực. chính vì những yếu tố ấy mà các tác phẩm của ông luôn được nhiều người yêu mến và yêu thích. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông đó là truyện ngắn Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống tại một huyện nghèo và những niềm mong ước nhỏ nhoi của con người nơi đây.
II. Thân bài: Phân tích bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Phố huyện lúc chiều tàn:
Một bức họa đồng quê quen thuộc của những vùng quê Việt Nam
Những tiếng ếch nhái kêu
Tiếng muỗi vo ve
Tiếng trống thu không
Cảnh chiều tàn mang một nét đặc trưng của miền quê Việt Nam
2. Phố huyện vào đêm khuya
Bóng tối bao trùm cả khu phố, khiến khu phố tràn ngập bóng tối
Bóng tối như một ám ảnh đối với con người nơi đây
Sinh hoạt của con người chỉ bên ngọn đèn le lói, nhấp nháy
Sự sống trong phố huyện bế tắc
Niềm hi vọng vào ánh sáng của đoàn tàu
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Ví dụ: Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã được thể hiện cuộc sống khắc khổ và khó khăn của những con người nơi phố huyện nghèo. Một hình ảnh nổi bật vào những năm tháng gian khổ và khó khăn. Đồng thời ta còn thấy được niềm tin, niềm yêu quê hương của tác giả được thể hiện qua truyện ngắn.
Nội dung bao trùm của truyện Hai đứa trẻ là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương, ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ vừa bộc lộ thái độ đồng cảnh, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện Hai đứa trẻ, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.
Đọc truyện Hai đứa trẻ, trước hết chúng ta có ấn tượng về cuộc sống lụi tàn, tù túng của những kiếp người sống nghèo đói, quẩn quanh, không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ.
Câu chuyện mở đầu bằng những câu văn êm dịu, với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đây là một trong nhiều bằng chứng ở tác phẩm này cho thấy: “Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách, nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển, tinh tế (Vũ Ngọc Phan). Nó không những cho người đọc nhìn thấy cảnh vật mà điều quan trọng hơn là khơi gợi ở họ tình cảm, xúc cảm đối với cảnh vật. Hơn nữa, cảnh vật lại phần nhiều đều rất gần gũi, bình dị và mang cốt cách Việt Nam.
Bên cạnh cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn tạ. Chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”. Bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng.
Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong các bên đường”. Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống một hơi cạn cút rượu ti, “cụ đi lần vào bóng tối”. Chị em Liên phải thức để trông “một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc”. Hàng “bán chẳng ăn thua gì”, Liên thương mấy đứa trẻ nghèo, nhưng “không có tiền để mà cho chúng nó”.
Cảnh Liên xếp hàng vào hòm, cách hai chị em tính tiền, niềm nuối tiếc cái thời còn ở Hà Nội nhiều khi “được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”, cái ý nghĩ phở bác Siêu là “một thứ quà xa xỉ” không bao giờ chị em Liên có thể mua được… khiến chúng ta có thể hình dung ra gia cảnh khó khăn và mức sống eo hẹp của gia đình Liên. Thế nhưng, có lẽ dẫu sao, gia đình hai đứa trẻ cũng còn có phần khấm khá hơn gia đình chị Tí và bác Xẩm, vì còn có “một gian hàng bé thuê lọi của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”…
Như vậy, từ gia đình chị Tí, gia đình bác Xẩm đến bà cụ Thi và chị em Liên, mỗi người một cảnh, nhưng họ đều có chung sự buồn chán, mỏi mòn… Điều đáng nói hơn là tất cả những nhân vật bé nhỏ này đã hiện ra trong cái nhìn xót thương của Thạch Lam, được thể hiện qua lời văn và những chi tiết dường như rất khách quan.
Khi trời tối hẳn, cả phố huyện dường như chỉ thu vào ngọn đèn của chị Tí. Ngoài ngọn đèn này ra, “thứ bóng tối nhẫn nại uất ức đời thôn quê” (Thế Lữ) làm chủ tất cả. Không phải ngẫu nhiên trong tác phẩm, nhà văn nhắc đi, nhắc lại chi tiết ngọn đèn chị Tí tới 7 lần. Kết thúc truyện, hình ảnh gây ấn tượng, day dứt cuối cùng, đi vào giấc ngủ của Liên cũng vẫn là “chiếc đèn con của chị Tí chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
Phải chăng, hình ảnh này chính là biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ, lam lũ sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến? Nhịp sống ở phố huyện này cứ lặp đi, lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt.
Ngày qua ngày, chiều nào chị Tí cũng dọn hàng “từ chập tối cho đến đêm”, tối nào bác Siêu bán phở cũng nhóm lửa, gia đình bác Xẩm cũng chờ khách, người nhà cụ Thừa, cụ Lục cũng đi gọi người đánh tổ tôm. Chị em Liên tối nào cũng tính tiền hàng, “cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng” và “ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạo ra thăm hàng một lần”…
Như vậy, “chừng ấy người trong bóng tối” ngày này qua ngày khác sống quẩn quanh, tù túng trong cái “ao đời bằng phẳng” (Xuân Diệu). Hình ảnh những con người này khiến ta nhớ đến một số câu thơ trong bài Quẩn quanh của Huy Cận:
Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu,
Tới hay lui cũng ngần ấy mặt người.
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười,
Môi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện.
Hãy nhớ đến cuộc sống đơn điệu, nhạt nhẽo “cơm mai rồi lại cơm chiều, rút cục mỗi ngày hai bữa cơm” của những nhân vật như Quỳnh và Giao trong thiên truyện ý tưởng Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu. Tuy thế, những người dân phố huyện vẫn hy vọng cho dù hy vọng đó rất mơ hồ: “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Chính sự mong đợi mơ hồ này dường như càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện. Họ sống đấy, nhưng đâu biết ngày mai số phận mình sẽ ra sao! Một niềm xót thương da diết của Thạch Lam thể hiện kín đáo ngay trong cách dựng người: dựng cảnh và cái giọng văn đều đều, chậm buồn của ông.
I. Mở bài: giới thiệu truyện ngắn và bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ
Ví dụ: Thạch Lam là một nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc, các tác phẩm của ông đi sâu vào những hình ảnh giản dị đời thường, những bức tranh cuộc sống chân thực. chính vì những yếu tố ấy mà các tác phẩm của ông luôn được nhiều người yêu mến và yêu thích. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông đó là truyện ngắn Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống tại một huyện nghèo và những niềm mong ước nhỏ nhoi của con người nơi đây.
II. Thân bài: Phân tích bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
1. Phố huyện lúc chiều tàn:
Một bức họa đồng quê quen thuộc của những vùng quê Việt Nam
Những tiếng ếch nhái kêu
Tiếng muỗi vo ve
Tiếng trống thu không
Cảnh chiều tàn mang một nét đặc trưng của miền quê Việt Nam
2. Phố huyện vào đêm khuya
Bóng tối bao trùm cả khu phố, khiến khu phố tràn ngập bóng tối
Bóng tối như một ám ảnh đối với con người nơi đây
Sinh hoạt của con người chỉ bên ngọn đèn le lói, nhấp nháy
Sự sống trong phố huyện bế tắc
Niềm hi vọng vào ánh sáng của đoàn tàu
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Ví dụ: Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã được thể hiện cuộc sống khắc khổ và khó khăn của những con người nơi phố huyện nghèo. Một hình ảnh nổi bật vào những năm tháng gian khổ và khó khăn. Đồng thời ta còn thấy được niềm tin, niềm yêu quê hương của tác giả được thể hiện qua truyện ngắn.
Nội dung bao trùm của truyện Hai đứa trẻ là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương, ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ vừa bộc lộ thái độ đồng cảnh, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện Hai đứa trẻ, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.
Đọc truyện Hai đứa trẻ, trước hết chúng ta có ấn tượng về cuộc sống lụi tàn, tù túng của những kiếp người sống nghèo đói, quẩn quanh, không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ.
Câu chuyện mở đầu bằng những câu văn êm dịu, với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đây là một trong nhiều bằng chứng ở tác phẩm này cho thấy: “Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách, nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển, tinh tế (Vũ Ngọc Phan). Nó không những cho người đọc nhìn thấy cảnh vật mà điều quan trọng hơn là khơi gợi ở họ tình cảm, xúc cảm đối với cảnh vật. Hơn nữa, cảnh vật lại phần nhiều đều rất gần gũi, bình dị và mang cốt cách Việt Nam.
Bên cạnh cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn tạ. Chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”. Bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng.
Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong các bên đường”. Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống một hơi cạn cút rượu ti, “cụ đi lần vào bóng tối”. Chị em Liên phải thức để trông “một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc”. Hàng “bán chẳng ăn thua gì”, Liên thương mấy đứa trẻ nghèo, nhưng “không có tiền để mà cho chúng nó”.
Cảnh Liên xếp hàng vào hòm, cách hai chị em tính tiền, niềm nuối tiếc cái thời còn ở Hà Nội nhiều khi “được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”, cái ý nghĩ phở bác Siêu là “một thứ quà xa xỉ” không bao giờ chị em Liên có thể mua được… khiến chúng ta có thể hình dung ra gia cảnh khó khăn và mức sống eo hẹp của gia đình Liên. Thế nhưng, có lẽ dẫu sao, gia đình hai đứa trẻ cũng còn có phần khấm khá hơn gia đình chị Tí và bác Xẩm, vì còn có “một gian hàng bé thuê lọi của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”…
Như vậy, từ gia đình chị Tí, gia đình bác Xẩm đến bà cụ Thi và chị em Liên, mỗi người một cảnh, nhưng họ đều có chung sự buồn chán, mỏi mòn… Điều đáng nói hơn là tất cả những nhân vật bé nhỏ này đã hiện ra trong cái nhìn xót thương của Thạch Lam, được thể hiện qua lời văn và những chi tiết dường như rất khách quan.
Khi trời tối hẳn, cả phố huyện dường như chỉ thu vào ngọn đèn của chị Tí. Ngoài ngọn đèn này ra, “thứ bóng tối nhẫn nại uất ức đời thôn quê” (Thế Lữ) làm chủ tất cả. Không phải ngẫu nhiên trong tác phẩm, nhà văn nhắc đi, nhắc lại chi tiết ngọn đèn chị Tí tới 7 lần. Kết thúc truyện, hình ảnh gây ấn tượng, day dứt cuối cùng, đi vào giấc ngủ của Liên cũng vẫn là “chiếc đèn con của chị Tí chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
Phải chăng, hình ảnh này chính là biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ, lam lũ sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến? Nhịp sống ở phố huyện này cứ lặp đi, lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt.
Ngày qua ngày, chiều nào chị Tí cũng dọn hàng “từ chập tối cho đến đêm”, tối nào bác Siêu bán phở cũng nhóm lửa, gia đình bác Xẩm cũng chờ khách, người nhà cụ Thừa, cụ Lục cũng đi gọi người đánh tổ tôm. Chị em Liên tối nào cũng tính tiền hàng, “cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng” và “ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạo ra thăm hàng một lần”…
Như vậy, “chừng ấy người trong bóng tối” ngày này qua ngày khác sống quẩn quanh, tù túng trong cái “ao đời bằng phẳng” (Xuân Diệu). Hình ảnh những con người này khiến ta nhớ đến một số câu thơ trong bài Quẩn quanh của Huy Cận:
Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu,
Tới hay lui cũng ngần ấy mặt người.
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười,
Môi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện.
Hãy nhớ đến cuộc sống đơn điệu, nhạt nhẽo “cơm mai rồi lại cơm chiều, rút cục mỗi ngày hai bữa cơm” của những nhân vật như Quỳnh và Giao trong thiên truyện ý tưởng Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu. Tuy thế, những người dân phố huyện vẫn hy vọng cho dù hy vọng đó rất mơ hồ: “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Chính sự mong đợi mơ hồ này dường như càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện. Họ sống đấy, nhưng đâu biết ngày mai số phận mình sẽ ra sao! Một niềm xót thương da diết của Thạch Lam thể hiện kín đáo ngay trong cách dựng người: dựng cảnh và cái giọng văn đều đều, chậm buồn của ông.