phân tử X gồm 2 nguyên tử A và 1 nguyên tử B. trong X có tổng số hạt mang điện là 60. Số hạt mang điện của hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang

phân tử X gồm 2 nguyên tử A và 1 nguyên tử B. trong X có tổng số hạt mang điện là 60. Số hạt mang điện của hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện hạt nhân nguyên tử B là 3 hạt. Tìm CTHH của X

0 bình luận về “phân tử X gồm 2 nguyên tử A và 1 nguyên tử B. trong X có tổng số hạt mang điện là 60. Số hạt mang điện của hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang”

  1. Đáp án:

     \(Na_2O\)

    Giải thích các bước giải:

     Trong một nguyên tử hạt mang điện là \(p;e\) và trong một nguyên tử luôn có \(p=e\)

    Gọi số \(p\) của \(A\) là \(x\); số \(p\) của \(B\) là \(y\)

    Số hạt mang điện trong 1 nguyên tử \(A\) là \(2x\); số hạt mang điện trong nguyên tử \(B\) là \(2y\)

    \(X\) tạo bởi 2 nguyên tử \(A\) và 1 nguyên tử \(B\) nên có tổng số hạt mang điện là

    \(2x.2 + 2y = 60\)

    Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là \(p\).

    Số hạt mang điện trong hạt nhân của \(A\) lớn hơn trong hạt nhân của \(B\) là 3.

    \( \to x-y=3\)

    Giải được:

    \(x=11;y=8\)

    \(A\) có 11 \(p\) nên \(A\) là nguyên tố \(Na\)

    \(B\) có 8 \(p\) nên \(B\) là nguyên tố \(O\).

    Vậy \(X\) có dạng là \(Na_2O\)

    Bình luận
  2. Gọi số proton trong A là pA

    số proton trong B là pB

    số electron trong A là eA

    số electron trong B là eB

    Vì tổng số hạt mang điện của 2 nguyên tử A và 1 nguyên tử B là 60 nên ta có

    2(pA+eA)+pB+eB=60

    Vì p=e

    →4pA+2pB=60

    →2pA+pB=30 (1)

    Vì số hạt mang điện của hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện hạt nhân nguyên tử B là 3 hạt nên ta có

    pA-pB=3 (2)

    Giải (1) và (2) ta được pA=11 (Na)

                                       pB=8 (O)
    Vậy CTHH của X là Na2O

     

    Bình luận

Viết một bình luận