PhầnI: Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?
A. Áo chàm đưa buổi phân ly. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu. D. Bàn tay ta làm nên tất cả.
Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai.
C. Bố em đi cày về. D. Kiến hành quân đầy đường.
Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?
A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh.
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.
Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ?
A. Người Cha mái tóc bạc. B. Bóng Bác cao lồng lộng.
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh. D. Chú cứ việc ngủ ngon.
Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
C. Thiếu vị ngữ. D. Đủ các thành phần câu.
Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?
“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị.
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:
A. Ca nô đội lệch. B. Ca lô đội lệch.
PHẦN II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. Phân tích thành phần chính của các câu sau, cho biết đặc điểm, cấu tạo từng thành phần.
a. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.
b. Tre là người nhà, tre khăng khít với cuộc sống hàng ngày.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây. Nêu tác dụng của phép tu từ em đã xác định.
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
(SGK Ngữ văn 6 –NXB Giáo dục 2018)
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?
b. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
c. Viết đoạn văn 8 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn em có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ. (Gạch chân và chú thích)
PhầnI: Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?
A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.
Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi.
B. Cỏ gà rung tai.
C. Bố em đi cày về.
D. Kiến hành quân đầy đường.
Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?
A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh.
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.
Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ?
A. Người Cha mái tóc bạc.
B. Bóng Bác cao lồng lộng.
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh.
D. Chú cứ việc ngủ ngon.
Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ.
B. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
C. Thiếu vị ngữ.
D. Đủ các thành phần câu.
Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị.
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:
A. Ca nô đội lệch.
B. Ca lô đội lệch.
PHẦN II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1.
a. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.
Câu miêu tả.
b. Tre là người nhà, tre khăng khít với cuộc sống hàng ngày.
Câu miêu tả.
(Đậm = Chủ ngữ; Nghiêng = vị ngữ; còn lại là trạng ngữ).
Câu 2.
– Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa.
– Tác dụng: giúp hình ảnh Dế Mèn hiện lên một cách gợi hình, gợi cảm, hết sức sinh động và gần gũi.
Câu 3.
a. Đoạn thơ được trích từ bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.
Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết vào năm 1951, kể lại câu chuyện có thật về Bác – người thao thức suốt đêm trước khi mở màn chiến dịch vì lo cho đất nước, cho các anh chiến sĩ.
c.
Bằng những hình ảnh sinh động, từ ngữ linh hoạt, đoạn thơ đã giúp đọc giả hiểu thêm Người. Sự mơ hồ của anh đội viên đã mở đầu đoạn thơ bằng câu: “Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng”. Phép so sánh giúp câu thơ thêm nhịp điệu, âm vần. Khi nhìn thấy Bác, anh đội viên thấy được sự đặc biệt trong hình bóng của Người: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Người cha già của dân tộc ấy được ví ” ấm hơn ngọn lửa hồng”, sưởi ấm cho cả dân tộc Việt Nam, dẫn lối cho cách mạng đi đến thắng lợi. Dù là một vị lãnh tụ ở trên cao nhưng Bác lại không hề xa cách, lạnh lùng mà rất gần gũi, ấm áp. Vẻ đẹp nhân cách của Bác đã được miêu tả rất đầy đủ qua câu thơ ấy.
Ẩn dụ: Người cha già của dân tộc: Bác đắp chăn cho anh đội viên tựa như người cha già chăm sóc cho người con của mình. Bác không chỉ lo cho anh đội viên mà lo cho cả dân tộc Việt Nam.
Phần I :
1.B 2.B 3.C
4.D 5.A 6.C
7.A 8.B
Phần II :
Câu 1:
a. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.
TN: Dưới bóng tre xanh
CN: ta
VN: giữ gìn một nền văn hóa lâu đời
b. Tre là người nhà, tre khăng khít với cuộc sống hàng ngày.
CN1: Tre
VN1: là người nhà
CN2: Tre
VN2 : Khăng khít
TN : Với cuộc sống hằng ngày
Câu 2:
BPTT : nhân hóa.
TD: Thể hiện được hình ảnh Dế Mèn rất sinh động, giống người, giàu sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho đoạn văn thêm hay và hấp dẫn hơn .
Câu 3:
a) Bài thơ : Đêm nay Bác không ngủ
Tác giả : Chỉ tịch Hồ Chí Minh
b) PTBD : tự sự và biểu cảm
Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới. Bài thơ kể lại một truyện có thật vào trước đêm mở màn chiến dịch đêm ấy Bác không ngủ vì lo cho đất nước lo cho các anh chiến sĩ
c) Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là một bài thơ thể hiện được tình cảm của anh chiến sĩ với Bác sâu sắc tình người . Người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam thật đẹp đẽ biết bao.(phép ẩn dụ) Bác coi bất kì ai chỉ cần là người dân nước Việt thì sẽ là con cháu của Bác , hình ảnh Bác đẹp đẽ trong lòng của anh chiến sĩ . Bác như ngọn lửa sưởi ấm cho những người lính vậy ! Nhìn người cha già kính yêu ấy, đó chính là hình ảnh một vị lãnh tụ tưởng chừng như lạnh lùng, vô cảm nhưng lại tựa như vị cha già của dân tộc có một tình thương ấm áp, xao xuyến lòng người. Bác thật tuyệt vời Bác đẹp đẽ trong lòng bất cứ ai !