phát biểu cảm nghĩ về bài tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
giúp mk vs chìu mk thi òi
0 bình luận về “phát biểu cảm nghĩ về bài tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
giúp mk vs chìu mk thi òi”
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta luôn nhớ đến một nữ nhà thơ trẻ đến với làng thơ rất sớm và ra đi cũng vội vã bất ngờ. Bà sinh năm 1942, mất năm 1988. Hơn hai mươi năm cầm bút, thời gian không dài nhưng Xuân Quỳnh đã để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ (khoảng 10 tập thơ và một số truyện viết cho thiếu nhi).
Bài thơ được sáng tác vào năm 1968, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Từ “nghe” được lặp lại ba lần đặt ở đầu ba câu thơ như bật lên niềm xúc cảm xao xuyến bâng khuâng khó tả của lòng người. Tiếng gà dường như có một sức mạnh ghê gớm khiến cho chỉ vừa cất lên đã làm cho nắng ngả phải xao động hay có lẽ chính là lòng người xao động làm cho nắng nhìn như ngả sang. Chỉ cần nghe được tiếng gà ấy mà bao nhiêu mệt nhọc trên con đường hành quân như tan biến hết bởi kí ức tuổi thơ theo tiếng gà ùa về đã làm cho bàn chân vơi mỏi. Khi ấy, mọi hình ảnh của tuổi thơ như ùa về trong tâm trí tác giả.
“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Lời trách mắng yêu của bà cũng ẩn chứa bao nhiêu yêu thương, nó trở thành một phần kí ức không thể nào phai trong trái tim người cháu. Kỉ niệm ấy còn là tình cảm chắt chiu thầm kín của bà.
“Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.”
Hay đó còn là sự lo lắng của bà khi mùa đông tới, bà lo lắng vì sợ cái giá lạnh của mùa đông sẽ làm đàn gà toi mất, bà sợ đứa cháu nhỏ không có áo mới để mặc khi năm mới đến. Bà cứ thế “chắt chiu”, tay khum khum soi từng quả trứng. Bà chăm sóc đàn gà bằng tất cả sự yêu thương dành cho đứa cháu nhỏ để mua cho cháu bộ quần áo mới.
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Những bộ quần áo tuy đơn giản nhưng đó là cả tấm lòng của bà. Chúng không chỉ được đổi bằng tiền bán gà mà còn được đổi bằng những tần tảo sớm hôm, những vất vả không quản nắng mưa, giá rét. Tình yêu của bà dành cho cháu là bao la, vô bờ bến. Bà tuy không phải là chiến sĩ trên chiến trường nhưng bà luôn là một người mẹ, người bà Việt Nam anh hùng. Người có thể hi sinh tất cả chỉ để cho đứa cháu nhỏ có “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”.
Người lính cứ thế lớn lên bên cạnh những niềm vui bé nhỏ như vậy. Những lần bà mắng hay những bộ quần áo làm sao có thể nói lên tất cả tình yêu thương của bà. Nhưng nó lại là những điều gần gũi nhất, những điều giản dị nhất mà bà vẫn hay làm.
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Những kỉ niệm đó đã trở thành một giấc mơ đẹp, một giấc mơ “hồng” rực rỡ của người lính trẻ. Giấc mơ tràn đầy sự hạnh phúc, giấc mơ theo người lính ra chiến trường.
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gởi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ hay nói về những kỉ niệm của người chiến sĩ cách mạng. Đồng thời thể hiện tình yêu gia đình, quê hương đất nước rất da diết. Chất thơ dân gian mộc mạc, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi làm cho người đọc dễ cảm nhận được những tình cảm đẹp mà người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ vì một tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta luôn nhớ đến một nữ nhà thơ trẻ đến với làng thơ rất sớm và ra đi cũng vội vã bất ngờ. Bà sinh năm 1942, mất năm 1988. Hơn hai mươi năm cầm bút, thời gian không dài nhưng Xuân Quỳnh đã để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ (khoảng 10 tập thơ và một số truyện viết cho thiếu nhi).
Bài thơ được sáng tác vào năm 1968, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Từ “nghe” được lặp lại ba lần đặt ở đầu ba câu thơ như bật lên niềm xúc cảm xao xuyến bâng khuâng khó tả của lòng người. Tiếng gà dường như có một sức mạnh ghê gớm khiến cho chỉ vừa cất lên đã làm cho nắng ngả phải xao động hay có lẽ chính là lòng người xao động làm cho nắng nhìn như ngả sang. Chỉ cần nghe được tiếng gà ấy mà bao nhiêu mệt nhọc trên con đường hành quân như tan biến hết bởi kí ức tuổi thơ theo tiếng gà ùa về đã làm cho bàn chân vơi mỏi. Khi ấy, mọi hình ảnh của tuổi thơ như ùa về trong tâm trí tác giả.
“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Lời trách mắng yêu của bà cũng ẩn chứa bao nhiêu yêu thương, nó trở thành một phần kí ức không thể nào phai trong trái tim người cháu. Kỉ niệm ấy còn là tình cảm chắt chiu thầm kín của bà.
“Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.”
Hay đó còn là sự lo lắng của bà khi mùa đông tới, bà lo lắng vì sợ cái giá lạnh của mùa đông sẽ làm đàn gà toi mất, bà sợ đứa cháu nhỏ không có áo mới để mặc khi năm mới đến. Bà cứ thế “chắt chiu”, tay khum khum soi từng quả trứng. Bà chăm sóc đàn gà bằng tất cả sự yêu thương dành cho đứa cháu nhỏ để mua cho cháu bộ quần áo mới.
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Những bộ quần áo tuy đơn giản nhưng đó là cả tấm lòng của bà. Chúng không chỉ được đổi bằng tiền bán gà mà còn được đổi bằng những tần tảo sớm hôm, những vất vả không quản nắng mưa, giá rét. Tình yêu của bà dành cho cháu là bao la, vô bờ bến. Bà tuy không phải là chiến sĩ trên chiến trường nhưng bà luôn là một người mẹ, người bà Việt Nam anh hùng. Người có thể hi sinh tất cả chỉ để cho đứa cháu nhỏ có “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”.
Người lính cứ thế lớn lên bên cạnh những niềm vui bé nhỏ như vậy. Những lần bà mắng hay những bộ quần áo làm sao có thể nói lên tất cả tình yêu thương của bà. Nhưng nó lại là những điều gần gũi nhất, những điều giản dị nhất mà bà vẫn hay làm.
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Những kỉ niệm đó đã trở thành một giấc mơ đẹp, một giấc mơ “hồng” rực rỡ của người lính trẻ. Giấc mơ tràn đầy sự hạnh phúc, giấc mơ theo người lính ra chiến trường.
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gởi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ hay nói về những kỉ niệm của người chiến sĩ cách mạng. Đồng thời thể hiện tình yêu gia đình, quê hương đất nước rất da diết. Chất thơ dân gian mộc mạc, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi làm cho người đọc dễ cảm nhận được những tình cảm đẹp mà người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ vì một tương lai đất nước tốt đẹp hơn.