Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ? A: Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình B: Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó

Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
A:
Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình
B:
Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó
C:
Chất lỏng gây áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng
D:
Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
3
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động theo quán tính?
A:
Xe đạp tiếp tục chạy sau khi dừng đạp xe
B:
Lá rơi từ trên cao xuống
C:
Hòn đá lăn từ trên núi xuống
D:
Xe máy chạy đều trên đường
4
Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2 , áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường nằm ngang lần lượt là:
A:
1800 N; 600 000N/m2 .
B:
18 000 N; 60 000N/m2
C:
18 000 N; 600 000N/m2 .
D:
1800 N; 60 000N/m2
5
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng
A:
hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.
B:
ngược chiều với lực khác tác dụng lên vật đó.
C:
hướng thẳng đứng từ dưới lên trên
D:
theo mọi phương.
6
Các máy cơ đơn giản
A:
lợi cả về lực và đường đi
B:
luôn bị thiệt về đường đi
C:
không cho lợi về công
D:
chỉ có lợi về lực.
7
Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/ m3 , trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3
A:
Đinh sắt chìm dưới đáy ly
B:
Đinh sắt nổi lên
C:
Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân
D:
Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống
8
Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm3 vào lực kế rồi nhúng ngập vật trong nước. Khi đó, lực kế chỉ giá trị 5N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Trọng lượng của vật nặng là
A:
5N
B:
5,5N
C:
0,1N
D:
10N
9
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra.
A:
Khi được bơm, lốp xe căng lên.
B:
Con người có thể hít không khí vào phổi.
C:
Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại
D:
Uống sữa bằng ống hút
10
Nhận xét nào sau đây không đúng về lực ?
A:
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động
B:
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động
C:
Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó
D:
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc
11
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố
A:
phương, chiều, độ lớn.
B:
điểm đặt, phương, độ lớn
C:
điểm đặt, phương, chiều.
D:
điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
13
Khi một vật đang chuyển động mà có hai lực cân bằng tác dụng vào thì vật đó sẽ
A:
dừng lại không chuyển động nữa.
B:
chuyển động chậm dần
C:
tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D:
chuyển động nhanh dần
14
Câu phát biểu nào sau đây về vận tốc là sai?
A:
Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
B:
Độ lớn của vận tốc cho biết quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
C:
Đơn vị của vận tốc là km/h.
D:
Công thức tính vận tốc là v = s.t
15
Tác dụng của áp lực càng lớn khi
A:
áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ.
B:
áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
C:
áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn
D:
áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn
16
Trường hợp nào sau đây có xuất hiện lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường?
A:
Bánh xe bị phanh gấp dừng lại
B:
Bánh xe quay đều.
C:
Bánh xe lăn từ từ rồi dừng lại.
D:
Bánh xe bắt đầu lăn
17
Một người đi xe máy từ A đến B theo hai đoạn đường liên tiếp: đoạn đường thứ nhất đi hết 15 phút; đoạn đường còn lại đi hết 30 phút với vận tốc 12m/s. Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Chiều dài đoạn đường thứ nhất là:
A:
5,4 km
B:
3 km
C:
10,8 km
D:
21,6 km
18
Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:
A:
14,4 km
B:
4km
C:
240m.
D:
2400m.
19
Treo một quả cầu bằng sắt vào lực kế. Khi vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 1,7N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 1,2N. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng
A:
0,5N.
B:
2,9N
C:
1,7N.
D:
1,2N
20
Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là
A:
bầu trời.
B:
toa tàu.
C:
cây bên đường.
D:
đường ray.
21
Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách mà không trượt khỏi tay ?
A:
Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
B:
Lực ma sát trượt
C:
Lực ma sát nghỉ.
D:
Lực ma sát lăn

0 bình luận về “Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ? A: Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình B: Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó”

  1. Đáp án:

    1/C: chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.

    3/A:Xe đạp tiếp tục chạy sau khi dừng đạp xe.

    4/C:18 000 N; 600 000N/m2 .

    5/C:hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.

    6/C:không cho lợi về công

    7/B:Đinh sắt nổi lên.

    8/D:10N

    9/C:Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại

    10/A:Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động

    11/D:điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

    13/C:tiếp tục chuyển động thẳng đều

    14/D:Công thức tính vận tốc là v = s.t (phải là công thức: v=s/t)

    15/B:áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ

    16/A:Bánh xe bị phanh gấp dừng lại

    17/A:5,4km

    18/A:14,4km

    19/A:0,5N

    20/B:toa tàu

    21/C:Lực ma sát nghỉ

     

    Bình luận

Viết một bình luận