PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CẢM NHẬN CAO ĐỘ CHUẨN XÁC

Cảm nhận cao độ là cảm giác chủ quan ở tai và cho phép người nghe xác định được các nốt nhạc dựa trên âm thanh chúng phát ra. Có rất nhiều người cho rằng khả năng này là bẩm sinh, tuy nhiên việc huấn luyện cho đôi tai có khả năng đánh giá âm thanh chính xác hơn thông qua nghiên cứu và rèn luyện là hoàn toàn có thể. Cùng mTrend khám phá nào!

Phần 1. Tập quen với nốt nhạc

  1. Lắng nghe từng nốt nhạc nhiều lần.

Hãy chọn một nốt cơ bản mà bạn muốn học, ví dụ đơn giản như La hoặc Đô. Hãy lặp đi lặp lại việc nghe nó cho đến khi bạn bắt đầu thuộc lòng âm thanh của nó. Đây là hình thức ghi nhớ nguyên thủy – nốt nhạc sẽ có âm thanh như thế nào và tiếp thu các đặc tính thính giác của nó càng nhiều càng tốt.

Tập quen với nốt nhạc giúp bạn tăng khả năng cảm nhận cao độ chính xác.

  1. Gán thêm cái tính chất khác cho nốt nhạc.

Thay vì chỉ đơn giản nghe nốt nhạc, hãy thử “nhìn thấy” hoặc “cảm nhận” nó. Nốt nhạc đó có gợi cho bạn một cảm xúc hay cảm giác nào không? Nó có làm bạn nhớ đến màu sắc hoặc ấn tượng về một hỉnh ảnh nào hay không.

  • Các nhà làm nhạc thường gọi việc luyện tập này là “việc lắng nghe đầy màu sắc”, hoặc tận dụng các tính năng cảm giác khác để “đóng đinh” âm thanh trong bộ nhớ của người nghe.
  • Một ví dụ điển hình, các nốt thứ thường gợi lên cảm giác u sầu đối với người nghe, trong khi đó các nốt trưởng thường liên kết với những ấn tượng về niềm vui, sự háo hức hay chiến thắng.
  1. Liên kết nốt nhạc với những âm thanh khác.

Hãy nghĩ về những âm thanh khác (không phải nhạc) mà nốt nhạc gợi lên trong bạn. Việc liên kết những âm thanh như thế sẽ giúp củng cố cấu trúc âm thanh của nốt nhạc trong tâm trí bạn. Một ví dụ, nốt Mi có thể tưởng tượng hình ảnh chiếc tàu biển đang vang tiếng còi.

  • Các nhà làm nhạc sử dụng cách ghi nhớ này cho phép các nốt nhạc hình thành những miêu tả sống động trong tâm trí họ, khiến cho chúng trở nên dễ nhớ hơn.
  1. Tìm hiểu về sự khác nhau của nốt nhạc.

Việc phân biệt cao độ chủ yếu liên quan đến việc xác định được nốt nhạc nào có tần số cao hay thấp hơn so với những nốt nhạc khác, vì thế hãy học cách nhận biết các nốt nhạc cùng tên ở những quãng tám khác nhau, cũng như khi nốt nhạc được “thăng” (#) hoặc “giáng” (♭). Nếu bạn đã quen với những sự khác nhau này, tai nghe của bạn sẽ tốt hơn và biết khi nốt nhạc được chơi chính xác, thấp hơn hoặc cao hơn một chút.

  • Dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (♭) cho biết nốt nhạc sẽ được chơi ở cao độ cao hơn hoặc thấp hơn nửa cung.
  • Rất nhiều lỗi sai trong cao độ âm nhạc xảy ra vì thiếu sự quen thuộc với độ chênh lệch của nốt nhạc.

Phần 2. Luyện tập nhận diện nốt nhạc

  1. Luyện tập chọn ra một nốt nhạc từng lúc một.

Một khi bạn đã bắt đầu học được các nốt khác nhau trong một âm giai, hãy chọn 1 nốt để phân biệt gữa những nốt khác, bằng cách cùng một người bạn chơi các nốt không theo thứ tự, lắng nghe và sẵn sàng gọi tên khi bạn bắt gặp được đúng nốt nhạc mình đang tìm.

  • Tập trung vào việc học một hoặc hai nốt nhạc một lúc. Bạn sẽ không cảm thấy bị “ngộp”, và việc học những nốt khác sau này cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Đừng bỏ qua việc luyện tập nhạn diện âm thanh của nốt nhạc trên nhạc cụ.

  1. Nhận diện nốt nhạc ngẫu nhiên.

Là một biến thể nâng cao hơn trong bài tập trước, hãy nhờ bạn của mình chơi chậm những nốt nhạc một cách ngẫu nhiên và cố gắng gọi tên từng nốt được chơi lên. Đây là một thử thách không hề dễ, đòi hỏi bạn phải có kiến thức thực tiễn về “hồ sơ âm thanh” của từng nốt nhạc. Thách thức bản thân trong việc nhận diện nốt nhạc ngay lập tức sẽ củng cố mạnh mẽ khả năng ghi nhớ của bạn.

  • Hãy thêm nốt thăng hoặc giáng một khi bạn đã có thể gọi tên từng nốt nhạc với độ chính xác liên tục.
  1. Hình thành khả năng hiểu về cấu trúc hợp âm.

Hợp âm là một âm thanh phức tạp, hòa quyện bao gồm nhiều nốt nhạc được chơi cùng nhau. Với khả năng nghe tốt, bạn không chỉ có thể kể tên hợp âm mà còn tên mỗi nốt hình thành nên hợp âm đó. Cách luyện tập phần này cũng giống như cách bạn thực hiện ở (1) và (2), gọi tên hợp âm khi bạn nghe và nhận diện những hợp âm khác nhau được chơi ngẫu nhiên.

  • Nhận dạng hợp âm là một công việc khó chỉ có thể thực hiện được khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong khả năng nghe, người nghe phải cô lập được các nốt trong hợp âm lẫn việc nhận diện hợp âm.
  1. Lắng nghe nốt nhạc từ những nguồn khác nhau.

Chú ý đến những âm thanh từ cuộc sống xung quanh. Nhiều âm thanh sẽ gần giống với các nốt nhạc. Sau này khi nghe tiếng còi xe, tiếng chuông gõ báo thức,… bạn hãy cố đặt những âm thanh đó gần ới những nốt nhạc trong đầu nhé! Điều này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã quen với việc liên kết các nốt nhạc với âm thanh thường ngày, đồng thời nâng cao khả năng của bạn.

  • Hãy đi quanh ngôi nhà của mình và xác định các nốt nhạc phát ra từ điện thoại, nút bấm lò vi sóng, đồ trang sức,…
  • Từ “nốt nhạc” thường dùng để chỉ một âm thanh tập trung duy trì một tần suất nhất quán, do đó luôn có các nốt nhạc được tạo ra mỗi ngày, ngay cả khi chúng nằm ngoài ngữ cảnh âm nhạc.

Phần 3. Học cách tái sản xuất nốt nhạc bất cứ khi nào.

  1. Hát các nốt khác nhau.

Tăng cường sự liên kết giữa tai và những âm điệu khác nhau bằng cách hát lên các nốt. Hãy dành ra vài phút mỗi ngày để hát các nốt nhạc một cách chính xác nhất có thể, cố gắng hình thành “chân dung” nốt nhạc thật rõ ràng trong tâm trí và liên kết chặt chẽ với nó. Giống như cách bạn nhận diện nốt nhạc khi chúng được chơi, bạn áp dụng kỹ năng đó theo chiều hướng ngược lại, hát ra các nốt được chỉ định trước.

  • Đừng quá mắc cỡ nhé. Hãy luyện tập một mình để thoát khỏi những lo lắng khi hát trước mặt những người khác.
  • Hát đúng cao độ cũng là một trong những yếu tố cơ bản của việc luyện tập thanh nhạc đấy.
  1. Chơi các nốt trên những nhạc cụ khác nhau.

Cao độ không phải là một đặc điểm cụ thể của âm thanh mà chính đôi tai của bạn nhận ra nó, vì thế việc làm quen với các nốt nhạc được chơi trên những nhạc cụ khác nhau cũng rất hữu ích. Mỗi nhạc cụ sẽ có các đặc tính rung khác nhau quyết định chất lượng âm thanh của nốt nhạc được chơi, nhưng các nốt nhạc cũng tự chúng duy trì sự khác biệt với nhau nhờ vào tần số cơ bản và có cao độ giống nhau.

  • Hãy chơi một âm giai trên piano, guitar, sáo flute, violin, và cân nhắn về những điểm tương đồng và khác biệt về cách hình thành nốt nhạc.
  1. Thử thách bản thân.

Hãy cùng bạn của mình luyện tập, nhờ bạn đọc tên dãy nốt một cách ngẫu nhiên, sau đó hát lại từng nốt cho họ, càng nhanh càng tốt. Sau đó, bạn có thể tăng độ thử thách với cả nốt thăng và giáng.

  1. Luyện tập.

Không gì bằng việc bạn luyện tập càng nhiều càng tốt, khiến cho đôi tai của bạn trẻ nên nhạy bén hơn với cao độ của âm thanh. Ngoài ra, việc “hình dung” ra cao độ các nốt nhạc trên mỗi sheet nhạc cũng là cách luyện tập rất tốt. Đừng quên thử cách này, bạn nhé!

Khi đã thuần thục, việc hát được các nốt trên sheet nhạc trong lần đầu sẽ không còn quá khó khăn.

Viết một bình luận