Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam định có gì nổi bật ( 1859-1862)

Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam định có gì nổi bật ( 1859-1862)

0 bình luận về “Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam định có gì nổi bật ( 1859-1862)”

  1. – Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862.

    Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

    Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. Phong trào “tị địa” diễn ra rất sôi nổi, khiến cho Pháp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất chúng mới chiếm được, Các đội nghĩa quân vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Cuộc khới nghĩa Trương Định tiếp tục giành được thắng lợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn.

    Trương Định là con của Lãnh binh Trương Cầm, quê ở Quảng Ngãi, ông theo cha vào Nam từ hồi nhỏ. Năm 1850, ông cùng Nguyễn Tri Phương mộ phu đồn điền, khai khẩn nhiêu đất đai, được triều đình phong chức Phó Quản cơ. Năm 1859, khi Pháp đánh Gia Định, Trương Định đã đưa đội quân đồn điền của ông về sát cánh cùng quân triều đình chiến đấu. Tháng 3-1860, khi Nguyễn Tri Phương được điều vào Gia Định, ông lại chủ động đem quân phối hợp đánh địch. Tháng 2-1861, chiến tuyến Chí Hòa bị vỡ, ông đưa quân về hoạt động ở Tân Hòa (Gò Công), quyết tâm chiến đấu lâu dài.

    Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.

    Nghĩa quân tranh thủ thời gian ra sức xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi.

    Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28-2-1863 giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20-8-1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi.

    Bình luận
  2. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. Phong trào “tị địa” diễn ra rất sôi nổi, khiến cho Pháp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất chúng mới chiếm được, Các đội nghĩa quân vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Cuộc khới nghĩa Trương Định tiếp tục giành được thắng lợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn.

    Bình luận

Viết một bình luận