Qua bài thơ Bánh trôi nước. Theo em, THÂN PHẬN người phụ nữ trong xã hội ngày nay khác gì so với THÂN PHẬN người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Qua bài thơ Bánh trôi nước. Theo em, THÂN PHẬN người phụ nữ trong xã hội ngày nay khác gì so với THÂN PHẬN người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

0 bình luận về “Qua bài thơ Bánh trôi nước. Theo em, THÂN PHẬN người phụ nữ trong xã hội ngày nay khác gì so với THÂN PHẬN người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa”

  1. Thân em như hạt mưa xa

    Hạt vào đài các hạt ra ngoài đồng

    Đây chính là những câu hát than thân, trách phận của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, nhưng những từ trắng, tròn gợi sự tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể của họ

    Bảy nổi ba chìm với nước non

    Lẽ ra với vẻ đẹp nhan sắc như thế người phụ nữ phải được sống sung sướng hạnh phúc, trái lại họ gặp nhiều bất hạnh, tai hoạ, sóng gió của cuộc đời, họ long đong lận đận chìm nỗi giữa cuộc đời

    Càng đau khổ hơn khi:

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Cuộc đời mình ra sao, số phận như thế nào là do người khác định đoạt “nhào nặn”. Người phụ nữ không tự quyết định được số phận của mình. Chế độ phong kiến nam tôn nữ ti, nam quyền độc tôn, người phụ nữ phải phó thác cuộc đời cho xã hội, cho nam giới. Xã hội thật bất công họ không có chút quyền hạn gì, địa vị gì trong gia đình và xã hội.

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son

    Nỗi đau của người phụ nữ ở đây là không có cách nào tự vệ chống trả. Tuy nhiên dẫu cho xã hội có xoay chuyển xô đẩy ra sao thì em vẫn giữ tấm lòng son. Bất chấp hoàn cảnh họ kiên trinh giữ lấy tấm lòng trinh trắng, thuỷ chung. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp khoẻ khoắn, bình dân, hồn nhiên.

    còn bây giờ nam nữ đều bình đẳng ko ai hơn ai

    .

    Bình luận

Viết một bình luận