Qua bài thơ ngắm trăng, em cảm nhận dc gì về vẻ đẹp tâm hồn của bác?
0 bình luận về “Qua bài thơ ngắm trăng, em cảm nhận dc gì về vẻ đẹp tâm hồn của bác?”
Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét.Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.
Đọc bài thơ, ta không khỏi cảm phục tinh thần và ý chí nghị lực của Bác trong hoàn cảnh khắc nghiệt gian khó. Chốn lao tù ngỡ chỉ có tối tăm và lạnh lẽo, vậy mà tâm hồn Bác vẫn vượt lên trên những thứ đen tối đó để hướng ra ngoài, đến một thế giới tươi đẹp có thiên nhiên bầu bạn:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ mở ra một hoàn cảnh khắc nghiệt: trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa. Điệp từ “vô” (không) lặp lại hai lần càng nhấn mạnh cái hiện thực nghiệt ngã ấy. Uống rượu và thưởng hoa vốn là hai thú vui tao nhã của thi nhân xưa, cũng là chất xúc tác tạo cảm hứng để thi sĩ sáng tác nên những áng thơ trữ tình. Trái ngược với thực tế trốn nhà lao, câu thơ thứ hai vang lên đầy bất ngờ:
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Theo câu thơ chữ Hán, ba chữ “nại nhược hà”- biết làm sao đây vang lên chất chứa bao băn khoăn và nỗi niềm tâm sự. Bác đối diện với trăng khi không có rượu cũng chẳng có hoa, chỉ có một tâm hồn cao đẹp đang bị kìm hãm tự do sau song sắt nhà tù. Thế nhưng, điều đó không ảnh hưởng đến việc Bác tìm đến thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình vào với thiên nhiên đất trời. Vượt lên trên tất cả, Bác đã có một cuộc vượt ngục bằng tinh thần đầy độc đáo: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”.Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ làm sáng lên phẩm chất của người tù cách mạng: mặc cho hoàn cảnh hiện tại khắc nghiệt gian khổ, Bác vẫn ung dung, tự tại, lạc quan, yêu đời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)
Bác lặng lẽ ngắm vầng trăng qua song sắt của nhà giam. Bức tường nhà lao chật hẹp không thể ngăn cản tâm hồn lãng mạn của Bác tìm đến với vầng trăng xinh đẹp, gửi theo đó khát vọng tự do. Và như để lại tấm chân tình của Bác, vầng trăng đáp lại bằng cách “khán thi gia” qua khung cửa sổ nhỏ. Trăng và Bác đã thực sự trở thành tri âm tri kỉ. Thi sĩ đã không còn lẻ loi giữa đêm khuya thanh vắng ở chốn lao tù lạnh lẽo. Tâm hồn lãng mạng và phong thái ung dung, tinh thần lạc quan ấy cũng thể hiện chất thép trong thơ Hồ Chí Minh: không bao giờ khuất phục thực tại mà luôn tìm cách vượt lên trên thực tại. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa có sự tài hoa lãng mạn của thi sĩ, vừa có cái phi thường của người chí sĩ cách mạng.
Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét.Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.
Đọc bài thơ, ta không khỏi cảm phục tinh thần và ý chí nghị lực của Bác trong hoàn cảnh khắc nghiệt gian khó. Chốn lao tù ngỡ chỉ có tối tăm và lạnh lẽo, vậy mà tâm hồn Bác vẫn vượt lên trên những thứ đen tối đó để hướng ra ngoài, đến một thế giới tươi đẹp có thiên nhiên bầu bạn:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ mở ra một hoàn cảnh khắc nghiệt: trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa. Điệp từ “vô” (không) lặp lại hai lần càng nhấn mạnh cái hiện thực nghiệt ngã ấy. Uống rượu và thưởng hoa vốn là hai thú vui tao nhã của thi nhân xưa, cũng là chất xúc tác tạo cảm hứng để thi sĩ sáng tác nên những áng thơ trữ tình. Trái ngược với thực tế trốn nhà lao, câu thơ thứ hai vang lên đầy bất ngờ:
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Theo câu thơ chữ Hán, ba chữ “nại nhược hà”- biết làm sao đây vang lên chất chứa bao băn khoăn và nỗi niềm tâm sự. Bác đối diện với trăng khi không có rượu cũng chẳng có hoa, chỉ có một tâm hồn cao đẹp đang bị kìm hãm tự do sau song sắt nhà tù. Thế nhưng, điều đó không ảnh hưởng đến việc Bác tìm đến thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình vào với thiên nhiên đất trời. Vượt lên trên tất cả, Bác đã có một cuộc vượt ngục bằng tinh thần đầy độc đáo: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”.Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ làm sáng lên phẩm chất của người tù cách mạng: mặc cho hoàn cảnh hiện tại khắc nghiệt gian khổ, Bác vẫn ung dung, tự tại, lạc quan, yêu đời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)
Bác lặng lẽ ngắm vầng trăng qua song sắt của nhà giam. Bức tường nhà lao chật hẹp không thể ngăn cản tâm hồn lãng mạn của Bác tìm đến với vầng trăng xinh đẹp, gửi theo đó khát vọng tự do. Và như để lại tấm chân tình của Bác, vầng trăng đáp lại bằng cách “khán thi gia” qua khung cửa sổ nhỏ. Trăng và Bác đã thực sự trở thành tri âm tri kỉ. Thi sĩ đã không còn lẻ loi giữa đêm khuya thanh vắng ở chốn lao tù lạnh lẽo. Tâm hồn lãng mạng và phong thái ung dung, tinh thần lạc quan ấy cũng thể hiện chất thép trong thơ Hồ Chí Minh: không bao giờ khuất phục thực tại mà luôn tìm cách vượt lên trên thực tại. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa có sự tài hoa lãng mạn của thi sĩ, vừa có cái phi thường của người chí sĩ cách mạng.
Qua bài thơ ngắm trăng, em cảm nhận dc tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù gian khổ, tối tăm