Qua đoạn trích chị em thúy kiều em có nhận xét gì về nghệ thuật tả người của nguyễn du
0 bình luận về “Qua đoạn trích chị em thúy kiều em có nhận xét gì về nghệ thuật tả người của nguyễn du”
Nghệ thuật tả người chị em Thúy Kiều là :
– Nghệ thuật ước lệ, bút pháp lí tưởng hoá.
– Nghệ thuật gợi tả: tác giả sử dụng nhiều phép ẩn dụ, điển tích điển cố, thành ngữ để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em
– Nghệ thuật đòn bẩy: Nguyễn Du miêu tả Vân trước rồi Kiều sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Vân hiện lên với qua đẹp ngoại hình qua bốn câu thơ. Còn Kiều mang cả vẻ đẹp ngoại hình, tài năng phẩm chất và tâm hồn qua 12 câu thơ. ( dung lượng câu thơ lớn cùng nghệ thuật đòn bẩy cho thấy dụng công của Nguyễn Du nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều)
Qua nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích ‘Chị em Thúy Kiều’ em có nhận xét sau:
.“Truyện Kiều” của Nguyễn Du có giá trị của tác phẩm này không chỉ ở nội dung hiện thực, tư tưởng nhân đạo mà còn ở nghệ thuật đặc sắc của một cây bút tài hoa bậc thầy. Một trong yếu tố làm nên nghệ thuật tả người của Nguyễn Du . Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” có thể coi là đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật ấy.
Đối với mỗi nhân vật trong truyện “Truyện Kiều” Nguyễn Du đều có lời giới thiệu khái quát chung. Tả chị em Thúy Kiều, ông cũng bắt đầu từ cái rất chung, giới thiệu những nét chung rất hay của họ:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.”
Theo quan niệm phong kiến, thì cái “tốt” phải đi liền cái “đẹp”. Nhân vật đã tốt về đức hạnh thì dứt khoát phải đẹp về hình thức. Do vậy, cả hai chị em Kiều đều đẹp, cái đẹp từ dáng vẻ bên ngoài đến tâm hồn, phẩm cách bên trong. Tác giả dùng hình ảnh mang tính chất tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Đó là lấy cái đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên (mai, tuyết) để so sánh ngầm với nhan sắc của người thiếu nữ: cả hai chị em đều xin đẹp, một vẻ đẹp mang cái dáng vẻ, cốt cách thanh tao của hoa mai và tâm hồn trong trắng của tuyết. Tuy thế, dẫu có đẹp đến độ hoàn mĩ “mười phân vẹn mười” vẫn là “mỗi người một vẻ” . Với câu thơ này nhà thơ đã chuẩn bị để miêu tả riêng, so sánh và phân biệt cho ra cái “mỗi người một vẻ” ấy.
Để tả từng nhân vật, Nguyễn Du chọn tả Thúy Vân trước. Ông rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn từ ngữ và hình ảnh để miêu tả. Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng, đài cát:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Bút pháp ước lệ giúp ta hình dung được cái cực điểm của nhan sắc Thúy Vân thật tuyệt trần: Khuôn mặt đẹp và trong sáng như “trăng”, long mày thanh tú như mày “ngài”, miệng cười tươi như “hoa”, tiếng nói trong như “ngọc”, tóc mượt hơn “mây”,da trắng hơn cả “tuyết”. Tất cả đều trọn vẹn, đều đạt đến mức lí tưởng khiến thiên nhiên cũng phải “thua”, phải “nhường”. Tác giả đã khéo kết hợp những từ láy gợi tả “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”. Và khi nói “khuôn” (trăng) thì nhan sắc của Thúy Vân đã nằm trong “khuôn khổ” mà chế độ phong kiến chấp nhận được. Phải chăng dưới ngòi bút đầy lòng nhân ái của Nguyễn Du, con người với vẻ đẹp ấy ắt hẳn sẽ có cuộc đời êm đềm, bình lặng, chẳng biết sóng gió là gì?
Nguyễn Du tả Thúy Vân trước với dụng ý cốt để làm nề. Đó là một kết cấu sáng tạo theo phép “đòn bẩy” nhằm tôn vinh cái đẹp của Thúy Kiều. Người đọc có cảm tưởng đẹp như Thúy Vân là “tột đỉnh”, nhưng sau đó, đến Thúy Kiều mới thấy là “tuyệt đỉnh nhan sắc”:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Nghệ Thuật Tả Người Trong Chị Em Thúy Kiều Của Nguyễn Du
Cũng dùng bút pháp ước lệ như đã tả Thúy Vân, nhưng ngòi bút thiên tài của Tố Như không hề lặp lại một cách vụng về như một người thợ tầm thường. ông không tả tỉ mỉ nào khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói, mái tóc , làn da mà chỉ phác thảo vài nét cốt nêu bật cái thần thái trong bức chân dung: “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Hình ảnh ẩn dụ đó rất ấn tượng và gợi nhiều liên tưởng: từ dung nhan đến tâm hồn Kiều đang ở độ trong veo như nước mùa thu, không chút gợn , đang dạt dào sức sống thanh xuân như màu xanh của dáng núi mùa xuân. Cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời như hội tụ ở đây. Cái nhan sắc đến độ “nghiêng nước nghiêng thành” ấy lại kèm theo cái tài “so bề tài sắc lại là phần hơn” nên nó cao quá vượt lên cái khuôn khổ mà xã hội phong kiến có thể chấp nhận được, khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Với Thúy Vân thì thiên nhiên “thua, nhường” vốn chỉ là sự hơn ém không tranh chấp, còn với Kiều thì “ghen , hờn” mới thực sự biểu hiện được cả lòng đố kị sâu cay của tạo hóa. Bởi vậy, tả bức chân dung “sắc sảo mặn mà” của Kiều, Nguyễn Du như dự báo trước tấm bi kịch “hồng nha bạc phận” của nàng sau này, vì ngay từ đầu tác giả đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Tả Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ tả sắc không điểm thêm một chút tài hoa nào. Còn Kiều thì “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, không những tuyệt đỉnh nhan sắc mà còn tuyệt đỉnh tài năng:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh”lại càng não nhân”
Theo quan niệm phong kiến thì cái tài của người phụ nữ khuê các là “cầm kì thi họa ca ngâm”, Thúy Kiều gồm đủ. Nàng không những có tư chất thông minh do trời phú mà còn rất mẫu mực tài hoa: tài thơ, tài họa, tài ca ngâm, và đặc biệt alf tài đàn, môn nào cũng giỏi , cũng thành “nghề” cả. Nhà thơ không tiếc lời ca ngợi tài năng của Thúy Kiều bằng hàng loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, ‘ăn đứt”… Kiều còn có một tâm hồn nhạy cảm và sáng tạo . Dường như nàng linh cảm được số phận bất hạnh của mình nên đã tự sáng tác nên khúc đàn “Bạc mệnh” mà ai nghe cũng “não lòng”. Phải chăng, đó cũng là một dự báo cho cuộc đời nàng về sau, vì “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” và:
“Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”
Kết thúc đoạn giới thiệu chân dung Thúy Vân – Thúy Kiều là bốn câu thơ khái quát về cuộc sống phong lưu, yên bình và khuôn phép, mẫu mực của hai cô gái:
“Phong lưu rất mẫu hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”
Cũng với giọng thơ đề cao, ca ngợi , Nguyễn Du nói về đức hạnh của hai cô gái “ấm cúng”. Tuy đã đến độ tuổi lấy chồng hai cô vẫn sống êm đềm, giữ gìn tư cách đúng đắn, không săn đón, vồ vập một ai, mặc cho các nam nhi như “ong bướm” bay lượn dập dìu bên ngoài tường đông. Bốn câu thơ như một bức tranh sinh hoạt đầm ấm, êm ả của tranh phong lưu hồng quần.
Đoạn thơ chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn nơi Nguyễn Du.
Tóm lại, chỉ riêng nghệ thuật miêu tả nhân vật, Nguyễn Du xứng đáng là nghệ sĩ bậc thầy. Dưới ngòi bút tài hoa, điêu luyện của ông, chân dung chị em Kiều hiện lên thật sinh động, đều là “mười phân vẹn mười” nhưng “mỗi người một vẻ”, có diện mạo riêng, tích cách và số phận riêng. Điều đáng quý là tấm lòng ưu ái đặc biệt mà nhà thơ dành cho nhân vật, nhất là Thúy Kiều. Và điều đó càng chứng tỏ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Nghệ thuật tả người chị em Thúy Kiều là :
– Nghệ thuật ước lệ, bút pháp lí tưởng hoá.
– Nghệ thuật gợi tả: tác giả sử dụng nhiều phép ẩn dụ, điển tích điển cố, thành ngữ để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em
– Nghệ thuật đòn bẩy: Nguyễn Du miêu tả Vân trước rồi Kiều sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Vân hiện lên với qua đẹp ngoại hình qua bốn câu thơ. Còn Kiều mang cả vẻ đẹp ngoại hình, tài năng phẩm chất và tâm hồn qua 12 câu thơ. ( dung lượng câu thơ lớn cùng nghệ thuật đòn bẩy cho thấy dụng công của Nguyễn Du nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều)
Qua nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích ‘Chị em Thúy Kiều’ em có nhận xét sau:
.“Truyện Kiều” của Nguyễn Du có giá trị của tác phẩm này không chỉ ở nội dung hiện thực, tư tưởng nhân đạo mà còn ở nghệ thuật đặc sắc của một cây bút tài hoa bậc thầy. Một trong yếu tố làm nên nghệ thuật tả người của Nguyễn Du . Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” có thể coi là đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật ấy.
Đối với mỗi nhân vật trong truyện “Truyện Kiều” Nguyễn Du đều có lời giới thiệu khái quát chung. Tả chị em Thúy Kiều, ông cũng bắt đầu từ cái rất chung, giới thiệu những nét chung rất hay của họ:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.”
Theo quan niệm phong kiến, thì cái “tốt” phải đi liền cái “đẹp”. Nhân vật đã tốt về đức hạnh thì dứt khoát phải đẹp về hình thức. Do vậy, cả hai chị em Kiều đều đẹp, cái đẹp từ dáng vẻ bên ngoài đến tâm hồn, phẩm cách bên trong. Tác giả dùng hình ảnh mang tính chất tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Đó là lấy cái đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên (mai, tuyết) để so sánh ngầm với nhan sắc của người thiếu nữ: cả hai chị em đều xin đẹp, một vẻ đẹp mang cái dáng vẻ, cốt cách thanh tao của hoa mai và tâm hồn trong trắng của tuyết. Tuy thế, dẫu có đẹp đến độ hoàn mĩ “mười phân vẹn mười” vẫn là “mỗi người một vẻ” . Với câu thơ này nhà thơ đã chuẩn bị để miêu tả riêng, so sánh và phân biệt cho ra cái “mỗi người một vẻ” ấy.
Để tả từng nhân vật, Nguyễn Du chọn tả Thúy Vân trước. Ông rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn từ ngữ và hình ảnh để miêu tả. Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng, đài cát:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Bút pháp ước lệ giúp ta hình dung được cái cực điểm của nhan sắc Thúy Vân thật tuyệt trần: Khuôn mặt đẹp và trong sáng như “trăng”, long mày thanh tú như mày “ngài”, miệng cười tươi như “hoa”, tiếng nói trong như “ngọc”, tóc mượt hơn “mây”,da trắng hơn cả “tuyết”. Tất cả đều trọn vẹn, đều đạt đến mức lí tưởng khiến thiên nhiên cũng phải “thua”, phải “nhường”. Tác giả đã khéo kết hợp những từ láy gợi tả “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”. Và khi nói “khuôn” (trăng) thì nhan sắc của Thúy Vân đã nằm trong “khuôn khổ” mà chế độ phong kiến chấp nhận được. Phải chăng dưới ngòi bút đầy lòng nhân ái của Nguyễn Du, con người với vẻ đẹp ấy ắt hẳn sẽ có cuộc đời êm đềm, bình lặng, chẳng biết sóng gió là gì?
Nguyễn Du tả Thúy Vân trước với dụng ý cốt để làm nề. Đó là một kết cấu sáng tạo theo phép “đòn bẩy” nhằm tôn vinh cái đẹp của Thúy Kiều. Người đọc có cảm tưởng đẹp như Thúy Vân là “tột đỉnh”, nhưng sau đó, đến Thúy Kiều mới thấy là “tuyệt đỉnh nhan sắc”:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Nghệ Thuật Tả Người Trong Chị Em Thúy Kiều Của Nguyễn Du
Cũng dùng bút pháp ước lệ như đã tả Thúy Vân, nhưng ngòi bút thiên tài của Tố Như không hề lặp lại một cách vụng về như một người thợ tầm thường. ông không tả tỉ mỉ nào khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói, mái tóc , làn da mà chỉ phác thảo vài nét cốt nêu bật cái thần thái trong bức chân dung: “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Hình ảnh ẩn dụ đó rất ấn tượng và gợi nhiều liên tưởng: từ dung nhan đến tâm hồn Kiều đang ở độ trong veo như nước mùa thu, không chút gợn , đang dạt dào sức sống thanh xuân như màu xanh của dáng núi mùa xuân. Cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời như hội tụ ở đây. Cái nhan sắc đến độ “nghiêng nước nghiêng thành” ấy lại kèm theo cái tài “so bề tài sắc lại là phần hơn” nên nó cao quá vượt lên cái khuôn khổ mà xã hội phong kiến có thể chấp nhận được, khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Với Thúy Vân thì thiên nhiên “thua, nhường” vốn chỉ là sự hơn ém không tranh chấp, còn với Kiều thì “ghen , hờn” mới thực sự biểu hiện được cả lòng đố kị sâu cay của tạo hóa. Bởi vậy, tả bức chân dung “sắc sảo mặn mà” của Kiều, Nguyễn Du như dự báo trước tấm bi kịch “hồng nha bạc phận” của nàng sau này, vì ngay từ đầu tác giả đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Tả Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ tả sắc không điểm thêm một chút tài hoa nào. Còn Kiều thì “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, không những tuyệt đỉnh nhan sắc mà còn tuyệt đỉnh tài năng:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh”lại càng não nhân”
Theo quan niệm phong kiến thì cái tài của người phụ nữ khuê các là “cầm kì thi họa ca ngâm”, Thúy Kiều gồm đủ. Nàng không những có tư chất thông minh do trời phú mà còn rất mẫu mực tài hoa: tài thơ, tài họa, tài ca ngâm, và đặc biệt alf tài đàn, môn nào cũng giỏi , cũng thành “nghề” cả. Nhà thơ không tiếc lời ca ngợi tài năng của Thúy Kiều bằng hàng loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, ‘ăn đứt”… Kiều còn có một tâm hồn nhạy cảm và sáng tạo . Dường như nàng linh cảm được số phận bất hạnh của mình nên đã tự sáng tác nên khúc đàn “Bạc mệnh” mà ai nghe cũng “não lòng”. Phải chăng, đó cũng là một dự báo cho cuộc đời nàng về sau, vì “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” và:
“Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”
Kết thúc đoạn giới thiệu chân dung Thúy Vân – Thúy Kiều là bốn câu thơ khái quát về cuộc sống phong lưu, yên bình và khuôn phép, mẫu mực của hai cô gái:
“Phong lưu rất mẫu hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”
Cũng với giọng thơ đề cao, ca ngợi , Nguyễn Du nói về đức hạnh của hai cô gái “ấm cúng”. Tuy đã đến độ tuổi lấy chồng hai cô vẫn sống êm đềm, giữ gìn tư cách đúng đắn, không săn đón, vồ vập một ai, mặc cho các nam nhi như “ong bướm” bay lượn dập dìu bên ngoài tường đông. Bốn câu thơ như một bức tranh sinh hoạt đầm ấm, êm ả của tranh phong lưu hồng quần.
Đoạn thơ chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn nơi Nguyễn Du.
Tóm lại, chỉ riêng nghệ thuật miêu tả nhân vật, Nguyễn Du xứng đáng là nghệ sĩ bậc thầy. Dưới ngòi bút tài hoa, điêu luyện của ông, chân dung chị em Kiều hiện lên thật sinh động, đều là “mười phân vẹn mười” nhưng “mỗi người một vẻ”, có diện mạo riêng, tích cách và số phận riêng. Điều đáng quý là tấm lòng ưu ái đặc biệt mà nhà thơ dành cho nhân vật, nhất là Thúy Kiều. Và điều đó càng chứng tỏ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Kí tên : ∩∑ọ⊂