Qua đoạn trích dưới đây hãy cho biết tính cách của Phan Đình Phùng
Tư liệu:
“Phan Đình Phùng (1847-1895), quê ở Đông Thái (nay thuộc xã Châu Phong, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Khoa thi Đinh Sửu (1877) ông đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Lúc đầu ông được bổ làm Tri huyện Yên Khánh (Ninh Bình), sau được gọi về kinh đô sung vào Viện Đô sát làm Ngự sử.
Năm 1883, với tính cương trực, ông đã phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế Dục Đức để lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì thế ông bị cách chức và bị đuổi về quê. Tuy vậy, khi triều đình kháng chiến chạy về Hà Tĩnh, ông vẫn lên yết kiến Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (tháng 10 năm 1885), được giao trọng trách tổ chức cuộc kháng chiến ở Hà Tĩnh. Suốt 10 năm cuối thế kỉ XIX (1885-1895), ông đã tiến hành xây dựng và chỉ huy nghĩa quân chiến đấu, trở thành lãnh tụ tối cao của phong trào kháng chiến ở đây”.
(Nguồn: Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sửViệt Nam, tập II,
Ông là một người chính trực, yêu nước muốn có một vị vua vì nước
Tính cách của Phan Đình Phùng:
Phan Đình Phùng (1847-1895) là một lãnh tụ tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ 19. Cụ sinh năm 1847, ở làng Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), trong một gia đình nho học. Phan Đình Phùng là con cụ phó bảng Phan Đình Tuyến, em ruột chí sĩ Phan Đình Thông và cử nhân Phan Đình Thuật, anh ruột phó bảng Phan Đình Vận. Phan Đình Phùng đỗ cử nhân năm 1876. Năm sau, đậu đình nguyên tiến sĩ, được bổ làm Tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Sau đó cụ được đổi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện. Cụ Phan nổi tiếng trong triều về đức tính cương trực, thẳng thắn. Năm 1882, cụ dâng sớ đàn hặc thiếu bảo Nguyễn Chánh về tội “ứng binh bất viện” (cầm quân ngồi yên không đi tiếp viện) khi giặc Pháp tấn công thành Nam Định. Do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế Dục Đức, lập Hiệp Hòa (1883) cụ bị cách chức, về quê lập trại cày, tự hiệu là “Châu Phong”. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp. Các anh hùng, hào kiệt khắp bốn tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh – Quảng Bình tự nguyện liên kết lực lượng dưới quyền chỉ huy của cụ Phan. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ tại Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh).
Chúc bạn học tốt+vote mình 5 sao với câu trả lời hay nhất nha