Quá trình thành lập nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức có gì khác biệt?
Để hoàn thành cuộc CM dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
Kết quả mà nhân dân Đông Âu giành được có ý nghĩa gì?
Những thành tựu mà nhân dân Đông Âu đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ?
Em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu?
Các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào?
Hệ thống các nước XHCN được hình thành trên cơ sở nào?
Sự hợp tác tương trợ giữa Liên xô và Đông âu được thể hiện như thế nào.
Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời vào thời gian nào ? với sự tham dự của bao nhiêu nước?
? Nêu mục đích ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế?
? Thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 – 1973?
mn giúp e vs ạ
e cảm trc ạ
Đáp án
Trong quá khứ, lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Đức bao gồm các bang Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg, Saxony-Anhalt, Thuringia, Saxony và Đông Berlin ngày nay. Những thành phố nổi tiếng ở Đông Đức chúng ta có thể kể đến như Chemnitz, Dresden, Jena, Magdeburg, Leipzig, Halle (Saale). Tây Đức có sự phát triển hơn Đông Đức về mọi mặt, vì vậy các thành phố ở đây cũng năng động và hiện đại hơn. Chúng ta có thể kể đến một số thành phố tiêu biểu ở Tây Đức như Kiel, Frankfurt, Bremen, Hamburg, Mainz, Munich, Bonn,…
Trong suốt thời gian chia cắt đất nước, Đông Đức và Tây Đức đã có sự chênh lệch rất lớn về mọi mặt. Sự thua kém của Đông Đức so với Tây Đức không chỉ thể hiện ở tiềm lực kinh tế mà còn ở chất lượng cuộc sống. Tuy chính phủ Đức đã đưa ra nhiều biện pháp ưu tiên phát triển Đông Đức nhưng sự khác biệt này vẫn còn rất rõ ràng vào ngày nay.
Về kinh tế
-GDP trên đầu người ở Tây Đức là 37.000 euro, trong khi đó GDP trên đầu người ở Đông Đức chỉ bằng 67% của Tây Đức, rơi vào khoảng 26.000 euro.
-Mức lương trung bình của người dân ở Tây Đức là 3700 euro/tháng, còn ở Đông Đức con số này là 2800 euro/tháng, chỉ bằng 3/4 so với Tây Đức.
-Tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Đức chỉ là 5,9%, còn ở Đông Đức lên đến 9,7%.
Về xã hội
-Cuộc sống ở Tây Đức năng động, thoải mái hơn cũng như mối quan hệ với người nước ngoài rất tốt. Tuy nhiên ở Đông Đức người ta cảm thấy e ngại hơn với người nước ngoài. Đặc biệt họ có suy nghĩ đối xử khắt khe hơn người Tây Đức.
-Người dân ở Đông Đức thường nhớ thương về thời kỳ cộng hòa dân chủ bình đẳng trước đây. Khi đó mọi người được học hành miễn phí và ai cũng có việc làm. Trong khi đó, một số người dân ở Tây Đức lại có thái độ không thiện cảm với người Đông Đức vì cho rằng mình phải gánh trách nhiệm kinh tế cho những người anh em phía Đông.
_chúc bạn học tốt_
@bttb
Bài Làm :
Thành lập từ năm 1949, tuy nhiên, đến năm 1955, Đông Đức mới tuyên bố đầy đủ quyền tự trị như một thể chế nhà nước. Dầu vậy, quân đội Liên Xô vẫn đóng trên lãnh thổ nước này theo Hiệp định Potsdam giữa bốn cường quốc chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai là Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô. Vì quân đội khối NATO còn hiện diện tại Tây Đức và Tây Berlin, Đông Đức và Berlin trở thành tâm điểm của Chiến tranh Lạnh. Đông Đức là thành viên Hiệp ước Warszawa, Hội đồng Tương trợ Kinh tế và đồng thời là đồng minh thân cận của Liên Xô.
Tuy có tên là Chiến tranh Xô–Đức nhưng thực ra Đức không tấn công Liên Xô một mình mà còn có sự giúp sức của 8 nước đồng minh phe Trục ở châu Âu là Romania, Hungary, Bulgaria, Phát xít Ý, Slovakia, Croatia, Phần Lan, Vichy Pháp. Về phía Liên Xô, trên đà chiến thắng kể từ năm 1943, họ đã cho thành lập quân đội các nước Ba Lan, Tiệp Khắc bên phía mình để chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia này và làm nòng cốt xây dựng quân đội các quốc gia này sau chiến thắng. Vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, khi quân đội Xô Viết tiến vào Romania, Hungary, các nước này đã quay sang chống lại Đức Quốc xã và gia nhập Liên minh chống Phát xít. Cuộc chiến tranh tiếp diễn giữa Liên Xô và Phần Lan có thể coi là sườn phía bắc của mặt trận này. Ngoài ra, các hoạt động phối hợp của Đức-Phần Lan qua biên giới phía bắc Phần Lan-Liên Xô và tại khu vực Murmansk cũng được coi là một phần của Chiến tranh Xô-Đức.