qua văn bản hịch tướng sĩ em hay viết đoạn văn (10-12) làm sáng tỏ luận điểm

qua văn bản hịch tướng sĩ em hay viết đoạn văn (10-12) làm sáng tỏ luận điểm

0 bình luận về “qua văn bản hịch tướng sĩ em hay viết đoạn văn (10-12) làm sáng tỏ luận điểm”

  1. Trần Quốc Tuấn là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc, qua bài “Hịch tướng sĩ” đã cho thấy lòng yêu nước vô bờ bến của ông. Với bản chất ngang tàn, hống hách của quân giặc, nhìn thấy chúng “đi lại nghênh ngang”, “sỉ mắng triều đình” từ vua đến quan, chúng vơ vét, “đòi ngọc lụa”, thu vàng thu bạc của nhân dân. Trước nạn ngoại xâm, nền độc lập của dân tộc đang lâm nguy, Trần Quốc Tuấn đã tố cáo tội ác của giặc bằng những lời lẽ đanh thép. Ông không khỏi băn khoăn, lo lắng đến độ “quên ăn mất ngủ”, đau xót như đứt từng khúc ruột. Vì yêu nước mà ngày đêm ông nung nấu mưu đồ “xả thịt lột da” quân thù, nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Trần Quốc Tuấn quả là một vị anh hùng yêu nước thương dân, ông chính là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo. Tình yêu nước cuta ông to lớn biết chừng nào! Ông thấm thía nỗi nhục của đất nước để rồi đưa ra những lời lẽ kịch liệt phê phán thói ăn chơi, hưởng lạc và thái độ thiếu trách nhiệm của một số binh sĩ. Những lời lẽ đanh thép gần như mắng đã khích lệ, thức tỉnh quân sĩ để họ đứng lên trả thù nước nợ nhà. Lòng yêu nước của ông đã thấm vào từng câu từng chữ, làm rung chuyển lòng người. Đây là một vị tướng mà chúng ta cần học tập và noi theo.

    Nếu thấy bài giải hay + hữu ích, xin 5* + hay nhất ạ !

    Học tốt !

    #gkhanh

    Bình luận
  2. Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường…vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “…xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” – Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

    Bình luận

Viết một bình luận