qua vb ” bàn luận về phép học ” hãy vt đv nêu mối quan hệ giữa học và hành
0 bình luận về “qua vb ” bàn luận về phép học ” hãy vt đv nêu mối quan hệ giữa học và hành”
Bài làm:
Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những con người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu “Bàn luận về phép học” của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính để vua lấy đó mà răn mọi người, còn mỗi người cũng lấy đó làm tiêu chí cho việc học của mình. Trong rất nhiều tiêu chí ấy, Nguyễn Thiếp nhắc tới việc học phải đi đôi với hành.Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống.Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người.Qua phân tích tác dụng của việc “học đi đôi với hành” ta thấy quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ chúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trở nên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu thú vị, hữu ích. Hãy chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Học và hành để có tri thức, để làm một con người sống đạo đức. Như thế mới có thể đạt được những gì mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.
Cảm ơn bạn đã đọc câu trả lời của mk, chúc bạn học tốt! Cho mk câu trả lời hay nhất nha! Thanks!
Qua văn bản “Bàn luận về phép học” ta có thể thấy được mối quan hệ vô cùng chặt chẽ giữa học và hành.“Học” là quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức còn “hành” là hoạt động thực hành, áp dụng vào thực tiễn. “Học đi đôi với hành” là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng vào thực tiễn. Nếu thực hành mà không có cơ sở lí thuyết sẽ chậm chạp, không hiệu quả, đặc biệt là trong thời đại khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển như ngày nay.Tại sao phải “học đi đôi với hành”? Tại sao lại phải “theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, “chữ chứa đầy bụng”, nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ “thầy dở, thợ dốt”. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống.
Bài làm:
Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những con người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu “Bàn luận về phép học” của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính để vua lấy đó mà răn mọi người, còn mỗi người cũng lấy đó làm tiêu chí cho việc học của mình. Trong rất nhiều tiêu chí ấy, Nguyễn Thiếp nhắc tới việc học phải đi đôi với hành.Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống.Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người.Qua phân tích tác dụng của việc “học đi đôi với hành” ta thấy quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ chúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trở nên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu thú vị, hữu ích. Hãy chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Học và hành để có tri thức, để làm một con người sống đạo đức. Như thế mới có thể đạt được những gì mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.
Cảm ơn bạn đã đọc câu trả lời của mk, chúc bạn học tốt! Cho mk câu trả lời hay nhất nha! Thanks!
Bài Làm :
Qua văn bản “Bàn luận về phép học” ta có thể thấy được mối quan hệ vô cùng chặt chẽ giữa học và hành. “Học” là quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức còn “hành” là hoạt động thực hành, áp dụng vào thực tiễn. “Học đi đôi với hành” là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng vào thực tiễn. Nếu thực hành mà không có cơ sở lí thuyết sẽ chậm chạp, không hiệu quả, đặc biệt là trong thời đại khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển như ngày nay. Tại sao phải “học đi đôi với hành”? Tại sao lại phải “theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, “chữ chứa đầy bụng”, nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ “thầy dở, thợ dốt”. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống.