Quần Xã sinh vật : – Dấu hiệu điển hình (đặc điểm cơ bản , của một quần vật quần xã ) ?
Sự công bằng sinh học: – Ứng dụng các hiện tượng . khống chế sinh học ?
Quần Xã sinh vật : – Dấu hiệu điển hình (đặc điểm cơ bản , của một quần vật quần xã ) ?
Sự công bằng sinh học: – Ứng dụng các hiện tượng . khống chế sinh học ?
1. Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật:
a. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng.
– Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
– Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh.
b. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
– Phân bố theo chiều thẳng đứng như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.
– Phân bố theo chiều ngang trên mặt đất như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi; …
2. Ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học
Trong nền nông nghiệp phát triển, con người sử dụng các loài thiên địch (loài ăn thịt, loài cạnh tranh hay loài ký sinh) để làm suy giảm một quần thể một loài có hại cho quần xã.
Ví dụ: sử dụng ong mắt đỏ để phòng ngừa sâu hại, bảo vệ cây trồng.
Đây nha