Quan sát hình 36.2 (sách giáo khoa trang 114) và hình 41.1 (sách giáo khoa trang126), hãy so sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc M

By Bella

Quan sát hình 36.2 (sách giáo khoa trang 114) và hình 41.1 (sách giáo khoa trang126), hãy so
sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ

0 bình luận về “Quan sát hình 36.2 (sách giáo khoa trang 114) và hình 41.1 (sách giáo khoa trang126), hãy so sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc M”

  1. – Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

    – Khác nhau :

    + Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

    + Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

    + Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

    Trả lời
  2. Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

    – Phía tây kinh tuyến 100°T:

    + Hệ thông Coóc-đi-e với các dãy núi chạy theo hướng bắc – nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây – đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa.

    + Dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a gây ra thời tiết khô và ít mưa.

    – Phía đông kinh tuyến 100°T:

    + Miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên thấp.

    + Ven biển Đại Tây Dương lại có dòng biển nóng Gơn-xtrim mang lại cho khu vực này có khí hậu ẩm ướt hơn, nhất là phía đông nam kinh tuyến 100°T. 

    + Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu trong nội địa vào mùa đông.

    Trả lời

Viết một bình luận