1/ aTừ NaCl, nước , canxi cacbonat và các chất xúc tác cần thiết, viết pthh để điều chế: natri hidroxit, natri cacbonat, natri

By Parker

1/ aTừ NaCl, nước , canxi cacbonat và các chất xúc tác cần thiết, viết pthh để điều chế: natri hidroxit, natri cacbonat, natri hidrocacbonat.
b) Dung dịch ZnCl2 có lẫn một ít tạp chất bột nhôm , bột sắt. Làm thế nào để có được bột đồng tính khiết. Viết pthh
2/ bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất sau đây:
a) dung dịch : KOH, K2CO3, MgSO4, NaCl
b) các chất rắn : BaSO4, NaCl, Ba(OH)2, NaOH
Giải hộ em với ạ

0 bình luận về “1/ aTừ NaCl, nước , canxi cacbonat và các chất xúc tác cần thiết, viết pthh để điều chế: natri hidroxit, natri cacbonat, natri”

  1. `1/  a`

    $2NaCl+2H_2O\xrightarrow[\text{Mang ngắn}]{đpdd}2NaOH+Cl_2+H_2$

    $CaCO_3\xrightarrow{t^o}CaO+CO_2$

    `CO_2+NaOH->NaHCO_3`

    `CO_2+2NaOH->Na_2CO_3+H_2O`

    `1/ b` 

    `->` Thiếu dữ kiện ?

    `2/`

    `a,`

    Trích mẫu thử

    Cho quỳ tím vào các mẫu thư

    `+KOH,K_2CO_3` làm quỳ tím hóa xanh `(1)`

    `+MgSO_4,NaCl` không làm quỳ tím đổi màu `(2)`

    Cho `HCl` vào nhóm `(1)`

    `+K_2CO_3` giải phóng khí

    `K_2CO_3+2HCl->2KCl+CO_2+H_2O`

    `+KOH` không hiện tượng 

    `KOH+HCl->KCl+H_2O`

    CHo `Ba(OH)_2` và nhóm `(2)`

    `+MgSO_4` tạo kết tủa trắng

    `MgSO_4+Ba(OH)_2->BaSO_4+Mg(OH)_2`

    `+NaCl` không hiện tượng

    `2/`

    `b`

    Trích mẫu thử

    Hòa tan các mẫu thử vào `H_2O`

    `+BaSO_4` không tan 

    `+NaCl,Ba(OH)_2,NaOH` tan

    Cho quỳ tím vào các dung dịch còn lại

    `+NaCl` không làm quỳ tím đổi màu

    `+Ba(OH)_2,NaOH` làm quỳ tím hóa xanh

    Cho `H_2SO_4` vào 2 dung dịch còn lại

    `+Ba(OH)_2` tạo kết tủa trắng

    `Ba(OH)_2+H_2SO_4->BaSO_4+2H_2O`

    `+NaOH` không hiện tượng 

    `2NaOH+H_2SO_4->Na_2SO_4+2H_2O`

     

    Trả lời
  2. 1)

    Câu 1b không có cái gì liên quan tới đồng cả sao điều chế được. Nên chỉ giải câu a.

    Các phản ứng xảy ra:

    \(2NaCl + 2{H_2}O\xrightarrow{{đpdd/cmn}}2NaOH + {H_2} + C{l_2}\)

    \(CaC{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}CaO + C{O_2}\)

    \(2NaOH + C{O_2}\xrightarrow{{}}N{a_2}C{O_3} + {H_2}O\)

    \(NaOH + C{O_2}\xrightarrow{{}}NaHC{O_3}\)

    2)

    a)

    Dùng quỳ tím.

    \(KOH;K_2CO_3\) làm quỳ tím hóa xanh.

    \(MgSO_4;NaCl\) không đổi màu quỳ tím.

    Cho \(HCl\) vào nhóm làm xanh quỳ tím; chất nào tạo khí không màu thoát ra suy ra là \(K_2CO_3\); không có hiện tượng gì là \(KOH\)

    \({K_2}C{O_3} + 2HCl\xrightarrow{{}}2KCl + C{O_2} + {H_2}O\)

    Cho \(KOH\) vào nhóm không đổi màu quỳ tím, chất nào tạo kết tủa trắng là \(MgSO_4\); không có hiện tượng gì là \(NaCl\)

    \(MgS{O_4} + 2NaOH\xrightarrow{{}}Mg{(OH)_2} + N{a_2}S{O_4}\)

    b)

    Cho các rắn vào nước.

    Rắn nào không tan trong nước là \(BaSO_4\).

    Tan trong nước là \(NaCl;Ba(OH)_2;NaOH\)

    Cho quỳ tím vào các dung dịch thu được.

    Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh suy ra rắn ban đầu là \(Ba(OH)_2;NaOH\); không có hiện tượng gì là \(NaCl\)

    Cho \(Na_2CO_3\) vào 2 dung dịch còn lại; dung dịch nào tạo kết tủa trắng thì rắn ban đầu là \(Ba(OH)_2\); không có hiện tượng là \(NaOH\)

    \(Ba{(OH)_2} + N{a_2}C{O_3}\xrightarrow{{}}BaC{O_3} + 2NaOH\)

    Trả lời

Viết một bình luận