1. C.Mác (1818-1883) – Tiểu sử : – Những hoạt động: – Đóng góp : 2. Ph.Ăng-ghen ( 1820-1895) – Tiểu sử : – Những hoạt động: – Đóng góp : 3. Lê – nin (

By Amaya

1. C.Mác (1818-1883)
– Tiểu sử :
– Những hoạt động:
– Đóng góp :
2. Ph.Ăng-ghen ( 1820-1895)
– Tiểu sử :
– Những hoạt động:
– Đóng góp :
3. Lê – nin ( 1870-1924)
– Tiểu sử :
– Những hoạt động:
– Đóng góp :

0 bình luận về “1. C.Mác (1818-1883) – Tiểu sử : – Những hoạt động: – Đóng góp : 2. Ph.Ăng-ghen ( 1820-1895) – Tiểu sử : – Những hoạt động: – Đóng góp : 3. Lê – nin (”

  1. 1. C.Mác(1818-1883) 

    * Tiểu sử:

    – Các Mác sinh năm 1818 trong một  gia đình trí thức gốc do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ(Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng thông minh; năm 23 tuổi đỗ Tiến sĩ triết học.

    * Những hoạt động:

    – Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa cộng tác với các báo có khuynh hướng cách mạng. Bị trục xuất ra khỏi Đức, năm 1843 Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

    * Đóng góp;

    – Mác kết luận: Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.

    2. Ph.Ăng-ghen

    * Tiểu sử:

    – Phri-đrích Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xướng giàu có ở thành phố Bác-men, thuộc vùng công nghiệp phát triển nhất của Đức thời đó.

    * Những hoạt động:

    – Hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản, ông tỏ ra khinh ghét chúng.Năm 1842, ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của những người công nhân, công bố nhiều bài viết, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

    * Đóng góp;

    – Ăng-phen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng mọi xiềng xích.

    3. Lê-nin

    * Tiểu sử;

    – V.I.Lê-nin sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng. 

    * Nhũng hoạt động:

    -Năm 1893, Lê-nin  đến thủ đô Pê-téc-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mác xít ở đây. Sau khi bị bắt và bị đày đi Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.

    * Đóng góp:

    – Lê-nin và Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga dần dần trở thành lực lượng  lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nga.

    Chúc bạn hok tốt!!

    Mong ad đừng xóa!!

    Trả lời

Viết một bình luận