1 Giải thích hiện tượng cây hô hấp suốt ngày và đêm? 2 Trình bày khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.Có các hình thức sinh sản sinh dưỡng nào? 3 Qu

By Peyton

1 Giải thích hiện tượng cây hô hấp suốt ngày và đêm?
2 Trình bày khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.Có các hình thức sinh sản sinh dưỡng nào?
3 Quá trình thụ tinh của hạt phấn,thụ tinh kết quả tạo hạt
4 Trình bày về hình thức sinh sản của rêu?
5 Trình bày bày đặc điểm quả khô và quả thịt.Cho ví dụ
6 Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm thì làm gì?
7 Giải thích rêu không sống được trên cạn?
8 Những điều kiện cho hạt nảy mầm

0 bình luận về “1 Giải thích hiện tượng cây hô hấp suốt ngày và đêm? 2 Trình bày khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.Có các hình thức sinh sản sinh dưỡng nào? 3 Qu”

  1. 1,

    – Cây cũng có hiện tượng lấy khí oxi và thả khí cacbonic như ở người và động vật.

    – Cây sử dụng khí oxi để phân giải các chất hữu cơ 
     tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước. Hiện tượng đó gọi là hô hấp.

    – Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp của cây:

    Khí oxi + chất hữu cơ 
     năng lượng + khí cacbonic + hơi nước

    – Cây hô hấp suốt ngày đêm, khi không có ánh sáng ta dễ phát hiện.

    – Mọi cơ quan của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt …) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài 
    cây phát triển

    2.

    Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

    Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là : sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ , lá ,..

    3,

    Thụ tinh

    – Quá trình thụ tinh diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội(3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này. Do đó quá trình thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín

    Hình thành hạt

    – Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát tiển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ)

    . Hình thành quả

    – Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

    – Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.

    4,

    5,quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá). Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo. … Quả thịt: khi chín vỏ mềm, mọng nước, vỏ dày, nhiều thịt.

    6,

    Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt ta cần cho hạt đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra còn phải lựa chọn hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,… Khi gieo hạt phải làm đất tươi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: Chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ,…

    7,

    Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: 
    -Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả). 
    -Thân và lá chưa có mạch dẫn. 
    – Cây rêu sinh sản nhờ nước 
    => Vì vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh, việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, vì thế nên rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây cũng nhỏ bé, chỉ khoảng 1 cm

    8,

    Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.

    1-giai-thich-hien-tuong-cay-ho-hap-suot-ngay-va-dem-2-trinh-bay-khai-niem-sinh-san-sinh-duong-tu

    Trả lời

Viết một bình luận