1/ nêu diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh: 2/ Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI. Theo em phong trào nông dân ở đầu thế

By Savannah

1/ nêu diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh:
2/ Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI. Theo em phong trào nông dân ở đầu thế kỉ XVI có ý nghĩa gì?
TRẢ LỜI TẤT CẢ TOY MỚI VOTE CHO
LỀ: Có nhóm nào cho toy tham gia với được không=))?

0 bình luận về “1/ nêu diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh: 2/ Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI. Theo em phong trào nông dân ở đầu thế”

  1. Câu 1:

    – Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

    + Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

    + Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

    + Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

    + Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

    – Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

    – Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

    – Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

    – Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

    – Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

    => Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

    Câu 2:

    Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

    – Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

    – Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

    – Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

    – Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

    Ý nghĩa:

     – Góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.

    – Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu.

    Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.

    Trả lời

Viết một bình luận