1.Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nhiệm trong cuộc kháng chiến chống quân mông -nguyên 2.vì sao cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên dành thắng

By Vivian

1.Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nhiệm trong cuộc kháng chiến chống quân mông -nguyên
2.vì sao cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên dành thắng lợi nhưng cuộc kháng chiến chống quân minh của nhà hồ lại thất bài
3. trình bày điểm tiếng bộ và hạn chế cải cách của hồ quý ly? em có nhận xét đánh giá gì về nhân vật này
4.quân đội nhà trần được tổ chức như thế nào

0 bình luận về “1.Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nhiệm trong cuộc kháng chiến chống quân mông -nguyên 2.vì sao cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên dành thắng”

  1. câu 1;- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

    – Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

    – Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

    – Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

    câu 2; cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên dành thắng lợi nhưng cuộc kháng chiến chống quân minh của nhà hồ lại thất bài vì

    – Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

        – Ngoài ra, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly lam cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

    3. trình bày điểm tiếng bộ và hạn chế cải cách của hồ quý ly? em có nhận xét đánh giá gì về nhân vật này

    * Tiến bộ:

    – Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

    – Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

    – Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

    * Hạn chế:

    – Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

    – Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
    *nhận xét;
    – Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

    => Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

    – Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

    caau4; quân đội nhà trần đc tổ chức

    Quân đội nhà Trần được tuyển chọn theo chính sách ” ngụ binh ư nông ” với chủ trương ” Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.

    Bộ máy quan lại nhà Trần gồm 3 cấp:

    + Triều đình: Vua ~> Đại thần ~> Quan văn, võ.

    + Các đơn vị hành chính trung gian: Lộ ~> Phủ ~> Châu ~> Huyện

    + Hành chính cơ sở: Xã.

    – Đặt chế độ Thái thượng hoàng.

    – Hệ thống quan lại cũng như thời Lý nhưng quy củ và đầy đủ hơn. Đặt thêm 1 số cơ quan ( Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ) và 1 số chức quan ( Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ)

    Trả lời

Viết một bình luận