1.trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất? nêu tác dụng của biện pháp nghệ

By Jade

1.trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất? nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
2. em hiểu đoạn văn ” từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng…lũ bán nước và lũ cướp nước” có ý nghĩa như nào?

0 bình luận về “1.trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất? nêu tác dụng của biện pháp nghệ”

  1. 1.

    Biện pháp nghệ thuật chủ yếu:

    + So sánh

    Một vài đoạn chứa hình ảnh so sánh:

    Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

    + Liệt kê

    – Một vài đoạn chứa biện pháp liệt kê:

    – Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương[7], trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

    Ngoài ra:

    + Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, thuyết phục

    + Lí lẽ xác đáng

    + Lập luận chặt chẽ, logic

    => Tác dụng: Đề cao giá trị của tinh thần yêu nước và nói lên một cách toàn diện, chính xác về tinh thần truyền thống của dân tộc này.

    2.

     Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

    => Ý nghĩa được đề ra: Tinh thần yêu nước là niềm tự hào của dân tộc, nó có thể tước bỏ và đánh bại kẻ thù xâm lược, nó có thể làm bức tường vững chắc để xây dựng nên niềm tin và khát vọng, sự chiến thắng và tiêu diệt quân xâm lược, sự hòa bình và đem lại bình yên cho đất nước.

    Trả lời
  2. 1. NT: So sánh các động từ kết hợp với động từ và tính từ.

    – Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

    – Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục

    – Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo.

    2.

    Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc

    – Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.

    → Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù.

    Trả lời

Viết một bình luận