1/ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch đằng năm 938 2/ vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của lí bí 3/chính sách ca

By Melanie

1/ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch đằng năm 938
2/ vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của lí bí
3/chính sách cai trị thâm hiểm của các triều đại phong kiến TQ với nhân dân ta

0 bình luận về “1/ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch đằng năm 938 2/ vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của lí bí 3/chính sách ca”

  1. 1/Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch đằng năm 938 là:

    – Nó đã chấm dứt 1000 năm đô hộ của các phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho Việt Nam.

    – Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược, giành lại non sông của dân tộc ta.

    – Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên hoàn toàn mới.

    2/ Hào kiệt và nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì:

    – Tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ.

    – Nhân dân ta không cam chịu bị mất nước, nhân lúc khi có thời cơ thì vùng lên, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

    3/ Các chính sách trong triều đại phong kiến Trung Quốc rất thâm độc:

    – Chúng bắt nhân dân ta cống nộp những sản vật quý hiếm, đóng nhiều thứ thuế vô lý.

    – Đưa người Hán sang sống chung với dân ta với âm mưu “thuần hóa” người Việt. Bắt người Việt phải làm theo phong tục của người Hán, học chữ Hán,…

    – Ngoài ra chúng còn đàn áp các cuộc đấu tranh khởi nghĩa của nhân dân ta.

    – Trong đó chính sách nham hiểm nhất là biến nước ta trở thành một huyện hay quận của chúng.

    Cho mình xin hay nhất nha bạn!!!!!

    Trả lời
  2. Câu 1:

    +Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch đằng năm 938 là:

    – Đánh tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.

    – Đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

    – Chiến thắng đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

     Đánh dấu sự độc lập  của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
    Câu 2:

    Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng khởi nghĩa Lý Bí vì :

    Tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương,nhân dân khắp nơi sẵn sàng nổi dạy khi có thời cơ

    Câu 3:

    Chính sách cai trị  thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến TQ với nhân dân ta là :muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, một huyện của chúng.

    Xin hay nhất

    Trả lời

Viết một bình luận