1vì sao bệnh sốt huyết thường xảy ra ở miền núi 2nêu biện pháp phòng tránh giun sán hiện nay 3trùng kiết lị có hại ntn đối với con người 4sán lá gan

By Athena

1vì sao bệnh sốt huyết thường xảy ra ở miền núi
2nêu biện pháp phòng tránh giun sán hiện nay
3trùng kiết lị có hại ntn đối với con người
4sán lá gan có cấu tạo ntn để thích nghi với đời sống kí sinh
5cho bt biện pháp phòng chống chất độc khi tiếp xúc với nghành ruột khoang (2 ý)

0 bình luận về “1vì sao bệnh sốt huyết thường xảy ra ở miền núi 2nêu biện pháp phòng tránh giun sán hiện nay 3trùng kiết lị có hại ntn đối với con người 4sán lá gan”

  1. 1/ Vì ở miền núi cây cối nhiều, nhiệt độ ẩm thấp tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển; cũng một phần là do người dân ở chưa hiểu về sự nguy hiểm của bệnh.

    2/  Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
    – Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 
    – Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
    –  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà… tha phân gây ô nhiễm môi trường.
    – Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

    3/

    Tác hại của trùng kiết lị là:

    Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

    4/ Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt và lông bơi bị tiêu giảm.. Ngược lại, các giác bám phát triển. Với cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, sán lá gan có thể chun, dãn, phồng, dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.

    5/ Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

    Trang bị thêm khẩu trang để tránh mùi và kính bảo hộ đối với trường hợp mẫu vật bắn nước vào mắt.

    Trả lời
  2. 1/ vì đây là môi trường thuận lợi nhiều vũng lầy, cây cối rậm rạp nên có nhiều muỗi a-nô-phen mang mầm bệnh trùng sốt rét.

    2/+ Vệ sinh thực phẩm : Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
    Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
    Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán Không ăn thịt bò, lợn gạo .
    Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
    + Vệ sinh cá nhân Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
    Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim)
    Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
    Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
    Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái) Mỗi 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần ( Fugacar 1 viên đối với người lớn và trẻ em > 2tuổi).

    3/trùng kiết lị có hại với con người:

    -trong môi trường thì trùng kiết lị kết bào xác.

    -đến ruột ,chui ra khỏi bào xác, gây ra vết loét rồi nuốt hồng cầu và sinh sản nhanh.

    4/cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:

    -cơ thể dẹp hình lá.

    -mắt và lông bơi tiêu giảm.

    -giác bám phát triển.

    cơ quan sinh dục và cơ quan tiêu hóa phát triển.

    5/biện pháp phồng tránh chất độc khi tiếp xúc với nghành ruột khoang:

    -chúng ta cần sử dụng: vợt;kéo nẹp,panh.nếu dùng tay, phải mạng găng tay cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc có thể gây ngứa hoặc làm bổng da tay.

     

    Trả lời

Viết một bình luận