4. Thế nào là tìm hiểu đề và tìm ý cho để văn nghị luận? 5. Bài văn nghị luận thường có bố cục mấy phần? 6. Bài văn nghị luận thường sử dụng các phươn

By Eva

4. Thế nào là tìm hiểu đề và tìm ý cho để văn nghị luận?
5. Bài văn nghị luận thường có bố cục mấy phần?
6. Bài văn nghị luận thường sử dụng các phương pháp lập luận nào?
7. Thế nào là phép lập luận chứng minh?
8. Thế nào là phép lập luận giải thích?

0 bình luận về “4. Thế nào là tìm hiểu đề và tìm ý cho để văn nghị luận? 5. Bài văn nghị luận thường có bố cục mấy phần? 6. Bài văn nghị luận thường sử dụng các phươn”

  1.  4.Tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận
    a. Tìm hiểu đề văn nghị luận

    – Nội dung một đề văn nghị luận:

    Trong phạm vi nhà trường phổ thông, khi làm bài văn chúng ta thường gặp nhiều dạng đề bài khác nhau. Trong một đề văn nghị luận có yêu cầu người viết phải bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về một vấn đề nào đó của đời sống được trình bày dưới hình thức các khái niệm, luận lí nêu ra để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải bày tỏ ỳ kiến của mình.

    Đề văn nghị luận thường có những yêu cầu cụ thể nhằm định hướng tính chất của một bài văn. vấn đề nêu trong bài văn nghị luận rất khác nhau có thể là ngợi ca, phê phán, khuyên răn… vì thế người viết phải có phương pháp và cách thức tiếp nhận vấn đề và lựa chọn kiểu bài nghị luận phù hợp.

    Trong một đề văn nghị luận thường tập trung vào các kiểu đề có dạng như sau:

    –   Loại đề có tính chất giải thích, ca ngợi.

    –   Loại đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích.

    –   Loại đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận.

    –   Loại đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề.

    Khi làm một bài văn nghị luận, để làm bài đúng hướng người làm bài cần chú ý các vấn đề sau:

    –   Đề bài nêu vấn đề cần nghị luận là vấn đề gì? Nêu rõ ý kiến của riêng mình, đây cũng chính là nội dung bài viết.

    –   Xác định rõ dối tượng và phạm vi cần nghị luận? vấn đề đó nông sâu, rộng hẹp đến mức nào, giới hạn của vấn đề nêu ra trong đề bài.

    –   Những khuynh hướng tư tưởng, quan điểm mà đề bài yêu cầu, tính chất của đề bài làm văn là giải thích, chứng minh hay bình luận. Từ đó mới xác định cách thức trình bày bài viết sao cho phù hợp.

    b. Tìm ý cho bài văn nghị luận

    Trong bất kì một bài văn nào, người viết cần xác định những nội dung, phương hướng cụ thể, từ đó mới trình bày thành chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh.

    Đối với bài văn nghị luận, dàn ý của bài được tạo thành từ luận điểm, luận cứ, lập luận trong sự lôgic, trọn vẹn và hợp lí.

    Thứ tự các bước tiến hành như sau:

    –   Xác định luận điểm

    –   Tìm luận cứ

    –   Xây dựng lập luận

    Thứ tự. các bước trong chỉnh thể bài văn cần thực hiện theo trình tự hợp lí, thống nhất trong giới hạn và phạm vi vấn đề cần bàn luận. Trong bất cứ bài văn nào cũng cần chú ý ba vấn đề sau:

    –   Luận điểm: là những ý kiến mà người viết đưa ra để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề được bàn bạc, trao đổi.

    –   Luận cứ: là những dẫn chứng, những con số, những sự kiện,… nhằm cụ thể hóa làm sáng tỏ cho luận điểm.

    –   Lập luận là cách đưa ra luận cứ nhằm hướng người đọc người nghe dẫn đến một kết luận. Một kết luận được đưa ra thường chứa đựng một quan điểm, một thái độ hoặc một ý định của người nói hoặc người viết.

    Trong một lập luận, các luận cứ bao giờ cung đứng trước, kết luận đứng sau. Khi trình bày một quan điểm, thái độ hay ý định của người viết hoặc nói, thường được thể hiện bằng những ý kiến mang tính khái quát, phổ biến, điển hình với toàn xã hội và con người.

    Một số cách lập luận thường gặp:

    –   Lập luận theo quan hệ nhân quả.

    –   Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp.

    –   Lập luận theo suy luận tương đồng.

    5. Bố cục 1 văn bản nghị luận thường có ba phần:

    + Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đôi với đời sông xã hội. cỏ thể là lí giải, bàn bạc hay tranh luận.

    + Thân bài: Trình bày những nội dung chủ yếu của bài. Trong phần này có thể trình bày thành nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn diễn đạt một ý lớn. Trong mỗi ý lớn lại có thể có nhiều ý nhỏ. Nhưng quan trọng nhất là các ý trong phần thân bài phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hợp lí, khoa học, thống nhất.

    + Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. Phần này người viết có thể nêu thái độ, bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề cần bàn luận.

    6. Bài văn nghị luận thường sử dụng các phương pháp lập luận :

    -Phép lập luận chứng minh

    -Phép lập luận giải thích

    – Phép lập luận chứa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả.

    7. Phép lập luận chứng minh

    –    Chứng minh là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

    –    Phép lập luận chứng minh thường sử dụng lí lẽ và dẫn chứng nhằm mục đích khẳng định tính chất đúng đắn của một nhận định, luận điểm. Xuất phát từ thực tế đời sống, đê chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin, người ta phải dùng các chứng cứ xác thực nhằm thuyết phục người đọc và người nghe. Điều họ cảm nhận được có thể đánh giá mức độ tin cậy từ quan sát và cảm nhận được từ thực tế khách quan.

    Trong văn bản nghị luận, những lí lẽ mà người viết đưa ra phải được kiểm chứng, thừa nhận, xác thực và được khẳng định là đáng tin cậy. Trong quá trình làm bài, các dẫn chứng đưa ra cần phải được chọn lọc, ngoài ra nó còn mang tính tiêu biểu, điển hình.

    Để làm bài văn lập luận chứng minh thật tốt, cần chú ý những vấn đề sau:

    –    Vấn đề cần chứng minh trong bài là gì?

    –    Trong bài văn chứng minh cần tập trung chứng minh những điểm nào, những vấn đề được mọi người chưa tin thì cần làm sáng tỏ hơn. Những vấn đề đã được đông đảo mọi người biết thì chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh thêm nữa.

    –    Trong quá trình sử dụng dẫn chứng và lí lẽ, cần phải gắn kết chặt chẽ với vấn đề đang bàn, dẫn chứng càng có độ tin cậy thì càng có sức thuyết phục cao.

    Các bước để làm tốt một bài văn lập luận chứng minh:

    –   Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

    –   Bước 2: Lập dàn bài

    –   Bước 3: Viết bài

    –   Bước 4: Đọc và sửa chữa

    8. Phép lập luận giải thích:

    Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

    Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đôi chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,… của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

    Bài văn giải thích có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

    Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

    Bố cục bài văn lập luận giải thích gồm:

    –   Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

    –   Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

    –   Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

    BẠN VOTE MK 5 SAO VÀ CTLHN NHA . CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Trả lời
  2. Câu 4:

    Tìm hiểu đề: là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch

    Tìm ý: là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn

    Câu 5:

    Bài văn nghị luận thường có bố cục 3 phần:

    Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)

    Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ)

    Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài

    Câu 6:

    Bài văn nghị luận thường sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, giải thích, chứng minh và bình luận,…

    Câu 7:

    Phép lập luận chứng minh: là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy

    Câu 8:

    Phép lập luận giải thích: là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

    Ngắn gọn + đầy đủ + chính xác

    Cho mik xin 5* và ctlhn ạ!!!

    Trả lời

Viết một bình luận