B1 (1)Hòa tan hết 1,4g kim loại X vào 200g nước.Phản ứng kết thúc thu được 0,784 lít khí( ở đktc).Xác định kim loại X. (2)Cho V lít (ở đktc) hỗn hợp h

By Samantha

B1
(1)Hòa tan hết 1,4g kim loại X vào 200g nước.Phản ứng kết thúc thu được 0,784 lít khí( ở đktc).Xác định kim loại X.
(2)Cho V lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí H2 và CO p.ứ vs lượng dư hỗn hợp hai oxit FeO và CuO nung nóng.Sau p.ứ xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn thu được giảm 4,8g so vs hỗn hợp oxit kim loại ban đầu.
a.Viết các PTHH
b.Tìm V
c.Tính thành phần phần trăm về thể tích các khí bt tỉ khối của hỗn hợp khí so với CH4 bằng 0,45.

0 bình luận về “B1 (1)Hòa tan hết 1,4g kim loại X vào 200g nước.Phản ứng kết thúc thu được 0,784 lít khí( ở đktc).Xác định kim loại X. (2)Cho V lít (ở đktc) hỗn hợp h”

  1. Đáp án:

     1/ Ca

    2/ b/ 6,72 lít

    c/ $\%V_{CO}=20\%;\%V_{H_2}=80\%$

    Giải thích các bước giải:

     Bài 1: 

    Gọi hóa trị của X là n

    $2X+2nH_2O\to 2X(OH)_n+nH_2$

    $n_{H_2}=\dfrac{0,784}{22,4}=0,035\ mol$

    Theo PTHH: $n_{X}=\dfrac{2}{n}.n_{H_2}=\dfrac{0,07}{n}⇒M_X.\dfrac{0,07}{n}=1,4⇒\dfrac{M_X}{n}=20$

    Do n là hóa trị kim loại ⇒  n =1; 2; 3

    +/ $n = 1 ⇒M_X=20⇒Loại$

    +/ $n=2 ⇒ M_X=40 ⇒ X: Ca$

    +/ $n = 3⇒M_X=60⇒ Loại$

    Vậy X là Ca

    Bài 2

    a/ $H_2+CuO\xrightarrow{t^o}Cu+H_2O\\CO+CuO\xrightarrow{t^o}Cu+CO_2\\H_2+FeO\xrightarrow{t^o}Fe+H_2O\\CO+FeO\xrightarrow{t^o}Fe+CO_2$

    b/ Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng O trong oxit

    $CO+[O]\to CO_2\\H_2+[O]\to H_2O$

    $⇒n_{[O]}=n_{CO}+n_{H_2}⇒n_{CO}+n_{H_2}=\dfrac{4,8}{16}=0,3\ mol ⇒ V = 0,3.22,4=6,72\ lít$

    c/ $M_{hh}=0,45.16=7,2$

    Gọi số mol $CO, H_2$ lần lượt là a,b. 

    Ta có hệ : $\begin{cases}a+b=0,3\\\dfrac{28a+2b}{a+b}=7,2\end{cases}⇔\begin{cases}a+b=0,3\\28a+2b=0,3.7,2=2,16\end{cases}⇔\begin{cases}a=0,06\\b=0,24\end{cases}$

    Phần trăm về thể tích = phần trăm về số mol

    $\%V_{CO}=\dfrac{0,06}{0,3}.100\%=20\%;\%V_{H_2}=100-20=80\%$

    Trả lời

Viết một bình luận