Bài 1 :viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ 1 của đoạn thơ. Bài 2: Trình bày cảm nhận của em về khổ 2, khổ 3 của bài

By Charlie

Bài 1 :viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ 1 của đoạn thơ.
Bài 2: Trình bày cảm nhận của em về khổ 2, khổ 3 của bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
ko chép mạng nho ,cảm ơn nhìuuuuuuu ạ

0 bình luận về “Bài 1 :viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ 1 của đoạn thơ. Bài 2: Trình bày cảm nhận của em về khổ 2, khổ 3 của bài”

  1. Bài 1:

    Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã cho ta thấy cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời xứ Huế. Đoạn thơ mở ra một khung cảnh thiên nhiên trong trẻo và tràn đầy sức sống của mùa xuân:

    Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời

    Trước hết, ở câu thơ thứ nhất tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ “Mọc” lên đầu câu đã tô đậm sức sống mạnh mẽ của bông hoa trên dòng sông xanh, đồng thời gợi liên tưởng về một bông hoa từ từ vươn lên trên mặt nước. Hình ảnh chọn lọc, giàu sức gợi “dòng sông xanh”, “hoa tím biếc”, “chim chiền chiện” đã gợi không gian mênh mông, cao rộng. Sử dụng những màu sắc tươi tắn của mùa xuân “xanh” và “tím” đã thể hiện bức tranh thiên nhiên hài hòa, tươi sáng, đậm sắc màu xứ Huế. Các từ cảm thán “ơi”, “chi” như một lời gọi, lời hỏi kết hợp với câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang trời” như một lời trò chuyện trực tiếp với thiên nhiên với cách nói dịu ngọt, thân thương, đồng thời bộc lộ sự ngạc nhiên, xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân. Khi đối diện với vẻ đẹp ấy, cho dù là ai cũng phải ngỡ ngàng, xao xuyến đến say sưa:

    Từng giọt long lanhh rơiTôi đưa tay tôi hứng.

    Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi” có thể hiểu là giọt mưa mùa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. Nhưng nếu gắn với hai câu trước, “Từng giọt” có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim hót. Tiếng chim từ chỗ được cảm nhận bằng thính giác thành thị giác rồi xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Đại từ “tôi” được điệp hai lần kết hợp với hành động “hứng” thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời gợi sự tận hưởng, chiếm lĩnh và giao hòa với mùa xuân. Chỉ vài nét vẽ, tác giả đã phác họa một bức tranh mùa xuân xứ Huế đầy đủ cả màu sắc, hình ảnh, âm thanh, từ đó bộc lộ niềm say sưa ngây ngất của tác giả trước thiên nhiên đất trời mùa xuân.

    Trả lời

Viết một bình luận