Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 1. Đoạn thơ trên

By Maria

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào?
2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
3. Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc loại từ nào? Hãy giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.
4. Cảm nhận của em về hai câu thơ:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

0 bình luận về “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 1. Đoạn thơ trên”

  1. 1. đoạn thơ trên trích trong tác phẩm; bài thơ của tiểu đội xe không kính của phạm tiến duật

    2. hoàn cảnh sáng tác:viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng – Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.

    3. Trả lời: – “Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến.

    4.

    Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

    Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

    Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

    Trả lời
  2. đoạn thơ trên trích trong tác phẩm; bài thơ của tiểu đội xe không kính của phạm tiến duật

    -hoàn cảnh sáng tác:viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng – Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.

    câu 4:

    Biện pháp tu từ: Ẩn dụ ” trời xanh “

     Hình ảnh ” trời xanh ” là một phép ẩn dụ thể hiện nét vẽ rất tài hoa, mang ý nghĩa tượng trương sâu sắc. Nó không chỉ là biểu tượng cho sức sống mà còn là biểu tượng cho tự do, cho hoà bình chứa chan hy vọng, chiến công đang chờ – ngày miền Nam được hoàn toàn độc lập. Xe lăn bánh cho trời xanh thêm hay chính các anh đang phơi phới thêm xanh. Có thể nói người chiến sĩ lái xe luôn quyết tâm để giành lại trời xanh. Vì thé dù gian khó đến đâu, hiểm nguy đến chừng nào, thậm chí phải đánh đổi cả tính mạng họ vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng lái đoàn xe vận tải bon bon tiến về miền Nam phía trước. Đây không phải là một mệnh lệnh khô khan, không phải là một nhiệm vụ đơn thuần mà đó là tinh thần, lí trí, tình cảm của những người lính luôn hướng tới trái tim miền Nam ruột thịt. Có thể nói vẻ đẹp của các anh tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước trường kì gian khổ của dân tộc ta.

    – Biện pháp hoán dụ: ” một trái tim “

     Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoá dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy, một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận