Biểu cảm cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya 300 chữ

By Serenity

Biểu cảm cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya 300 chữ

0 bình luận về “Biểu cảm cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya 300 chữ”

  1.                Ánh trăng là một nguồn cảm hứng phổ biến trong thơ của các thi sĩ, nhất là những người viết về thiên nhiên. Nhưng đối với vị cha già kính yêu của dân tộc, ánh trăng là một phương tiện để biểu đạt cảm xúc. Trên lớp, em được học bài Cảnh Khuya trong sách Ngữ Văn 7 và em thấy rằng tình yêu thiên nhiên với tình yêu đất nước của Bác đã được hòa quyện vào nhau.

             Em có ấn tượng sâu đậm với bài thơ không chỉ vì nó có những lời thơ hay mà còn vì vẻ đẹp của rừng Việt Bắc, vì phong thái ung dung lạc quan của Bác vào giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp – 1947.

                                          “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

               Bài thơ mở ra bằng không gian của suối ngà. Gợi lên chiều rộng của không gian núi rừng, chiều sâu của đêm khuya thanh tĩnh. Tiếng suối trong trẻo như tiếng hát xa vọng lại khiến cho thiên nhiên trở nên gần gũi và ấm áp. Vẻ đẹp trên không gian rộng lớn là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của trăng rừng Việt Bắc.

                                           “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

                Bức tranh có nhiều tầng bậc, hình khối đa dạng. Dáng vươn cao của các cây cổ thụ, bóng trăng chiếu qua kẽ lá lồng vào bông lá làm cho bóng cây, bóng hoa in trên mặt đất thành những bông hoa thêu dệt lung linh. Tạo nên sự hòa quyện của trăng với cây cổ thụ, sự hòa thuận, gần gũi.   Bác phải là người có tâm hồn rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên mới có những vần thơ đẹp như vậy.

                                             “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                                 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

                 Câu thơ gợi lên phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Điệp từ “chưa ngủ” như cái bản lề khép mở hai phía tâm hồn của Bác: tình yêu thiên nhiên tha thiết và tình yêu nước sâu nặng. Dường như tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ đã hoà làm một trong con người Bác.

                 Đọc bài thơ, em thấy Bác Hồ là một nhà Cách mạng, một nhà thơ đa tài. Bác không chỉ giải phóng cho dân tộc khỏi gông xiềng của giặc ngoại xâm mà bác còn biết thưởng thức cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời. Bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

                                                     “Bác ơi tim Bác mênh mông thế

                                                    Ôm cả bọn sống một kiếp người.”

    @Sứa_

    #Xin hay nhất ạ 

    Câu này mik trl rồi nên đừng hỏi vì sao nhanh

    Trả lời
  2. Hồ Chí Minh là một cuộc đời lớn, một nhân cách lớn kết tinh trọn vẹn tinh hoa văn hóa dân tộc và vẻ đẹp thời đại. Thơ văn là một phần quan trọng gắn với cuộc đời sôi nổi, phong phú của Người, thể hiện những tình cảm, tâm tư, khát vọng của Người ở một thời điểm cụ thể nào đó. “Cảnh khuya” là bài thơ được Hồ Chí Minh sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tên bài thơ là “cảnh khuya” nhưng cảm xúc trong thơ lại nặng “nỗi nước nhà” rất đậm tình.

       Hai câu thơ đầu, trong sự hóa thân của một họa sĩ tài hoa, Bác đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên đêm rừng Việt Bắc đầy thơ mộng, trữ tình, huyền ảo làm nao nức lòng người:

        “Tiếng suối trong như tiếng hát xa

        Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

    Bài này cô giáo táu gửi cho táu nên táu chỉ gửi lại thui ạ

    mà táu cũng ko bt nó đúng ko nữa

    .

       Trong không gian đêm khuya tĩnh lặng, âm thanh tiếng suối róc rách trong trẻo văng vẳng vang xa khiến không gian trở nên u huyền. Tiếng suối được so sánh với ‘tiếng hát xa” – âm thanh ngọt ngào, du dương, ngân xa của ai đó vọng lại bên tai. Tác giả lấy âm thanh thiên nhiên so sánh với âm thanh của con người khiến cho bức tranh đêm rừng trở nên gần gũi, sống động hơn. Ví tiếng suối với tiếng hát xa còn là sự cách tân, đổi mới của Người, phá bỏ sự ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại. Trong thi ca, các thi nhân thường có sự đồng điệu trong tâm hồn với những cảm hứng đẹp về thiên nhiên. Hơn một trăm năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã từng có những vần thơ rất hay về tiếng suối:

        “Côn Sơn suối chảy rì rầm

        Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.

        Tiếng suối trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi ca ngợi âm thanh trong trẻo, đặc trưng của chốn lâm tuyền Côn Sơn. Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh ví tiếng suối như âm thanh đẹp đẽ nhất của con người, khiến cho cảnh rừng trở nên ấm áp, có hồn người hơn, cũng để làm nổi bật nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

       Ánh trăng cũng là điểm nhấn đặc sắc được người họa sĩ điểm tô trong bức họa của mình. Ánh trăng phủ trên mặt đất hòa cùng tán cây lấp lánh rồi in xuống mặt nước tạo nên hàng nghìn ngọn đèn hoa đăng lấp lánh, huyền ảo dưới dòng sông. Cả núi rừng Việt Bắc ngập tràn trong ánh trăng, trăng len vào từng cành cây ngọn cỏ hòa trong kẽ lá, trăng quyện cùng màn sương đêm, vầng trăng hiền hòa bao trùm mọi cảnh vật. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần đã nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng, trăng như người mẹ dịu hiền, ấp ôm, chở che cho những đứa con của mình khiến cho vầng trăng trở nên thi vị, lãng mạn hơn.

       Hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đêm rừng Việt Bắc rực rỡ, lung linh, huyền ảo với cả màu sắc, âm thanh, hình khối sống động. Giữa lúc chiến tranh ác liệt nhưng tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng vẫn hướng đến vẻ đẹp của núi rừng, qua đây đã thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của Người. Đồng thời tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cũng được khẳng định bởi với Hồ Chí Minh yêu thiên nhiên cũng là yêu đất nước, mỗi vầng trăng sáng, dòng suối, tán cây này là một phần quý yêu của thiên nhiên, đất nước.

       Nếu như hai câu thơ đầu, tình yêu đất nước được gửi gắm qua tình yêu thiên nhiên thì ở hai câu thơ sau, Bác đã trực tiếp giãi bày tâm trạng lo lắng cho nước cho dân của một vị lãnh tụ:

        “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

       Bác thao thức trước cảnh đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng, một phần bởi thiên nhiên quá đẹp, con người mê đắm, hòa quyện cùng cảnh mà quên đi sự chảy trôi của thời gian. Một tâm hồn thi sĩ tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên như Bác sao nỡ từ chối cảnh đẹp ấy, vì thế niềm thao thức, trăn trở trong lòng Bác là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lí do quan trọng hơn cả khiến Bác thao thức trong đêm rừng Việt Bắc là bởi niềm lo lắng, trăn trở khôn nguôi. Tiếng gọi “nỗi nước nhà luôn thổn thức trong lòng Bác khiến Bác không sao chợp mắt. Cuộc kháng chiến còn nhiều gian lao, dân tộc ta còn chịu khiếp lầm than, nô lệ thân là một vị lãnh tụ làm sao Bác có thể ngủ yên. Đây chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác vì “nỗi nước nhà”

        “Một canh hai canh lại ba canh

        Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành”.

       Những câu thơ đã thể hiện sâu sắc tình yêu đất nước, tinh thần trách nhiệm của một công dân yêu nước, thiết tha với vận mệnh dân tộc của Hồ Chí Minh.

       Với chất cổ điển và hiện đại, chất hiện thực và lãng mạn, bài thơ “cảnh khuya” đã thể hiện sâu sắc sự thống nhất tự nhiên giữa tình yêu thiên nhiên và ý thức trách nhiệm trước lịch sử, xã hội của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ ta càng thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp cốt cách của Bác – vĩ nhân của dân tộc Việt Nam

    Trả lời

Viết một bình luận