Các cơ quan, chức năng của hệ sinh dục, hệ nội tiết

By Ruby

Các cơ quan, chức năng của hệ sinh dục, hệ nội tiết

0 bình luận về “Các cơ quan, chức năng của hệ sinh dục, hệ nội tiết”

  1. Đáp án:

    * Các cơ quan của hệ sinh dục:

    – Tuyến sinh dục

    – Đường sinh dục

    * Chức năng của hệ sinh dục:

    – Sinh sản và duy trì nòi giống

    * Các cơ quan của hệ nội tiết:

    – Gồm các tuyến nội tiết:

    + Tuyến yên

    + Tuyến tùng

    + Tuyến giáp

    + Tuyến cận giáp

    + Tuyến tụy

    + Tuyến trên thận

    + Tuyến sinh dục

    * Chức năng của hệ nội tiết là:

    – Điều khiển, điều hòa và phối hợp các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bằng cơ chế thể dịch

     

    Trả lời
  2. a) hệ sinh dục

    Cấu tạo cơ quan sinh dục nam giới

    1. Tinh hoàn

    Là cơ quan đảm nhận chức năng tạo ra tinh trùng và tiết vào máu hormone sinh dục nam, Testosterone, giúp cơ thể phát triển giới tính nam. Mỗi tinh hoàn của người trưởng thành có hình trứng với thể tích 12 – 30ml, kích thước khoảng 4cm × 2,5cm. Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng.

    Sát phía sau nó là mào tinh, cực dưới mào tinh nối tiếp vào ống dẫn tinh. Tinh hoàn được chia thành 300 – 400 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng, chứa hàng ngàn ống sinh tinh. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12 – 15 ống xuất dẫn tinh trùng vào các ống mào tinh.

    2. Ống dẫn tinh

    Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh hoàn đến mặt sau bàng quang kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Nó dài khoảng 30 cm, đường kính 2–3 mm nhưng lòng ống chỉ rộng khoảng 0,5 mm. Nó dùng để dẫn nước tiểu và tinh trùng đến dương vật.

    3. Túi tinh

    Túi tinh là một túi dự trữ tinh trùng, là nơi tiết một ít chất dịch trước khi phóng tinh. Nó dài khoảng 5 cm, nằm ở mặt sau bàng quang. Đầu dưới của túi tinh mở vào một ống bài xuất ngắn gọi là ống tiết. Ống này kết hợp với ống dẫn tinh cùng bên tạo thành ống phóng tinh.

    4. Ống phóng tinh

    Mỗi ống phóng tinh dài khoảng 2 cm do ống tinh và ống tiết của túi tinh kết hợp lại tạo thành. Hai ống chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo tiền liệt. Ống mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo nam hợp thành đường dẫn tinh.

    5. Thừng tinh

    Là một ống đi từ bìu qua bẹn vào trong bụng, chứa ống dẫn tinh, các mạch máu và thần kinh của tinh hoàn.

    6. Tuyến tiền liệt

    Tuyến tiền liệt là một khối hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới, rộng 4 cm, cao 3 cm và dày 2,5 cm, nặng trung bình 15-20 g (ở người lớn độ tuổi 30-40). Sau tuổi 45, tuyến thường to ra. Tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo tiền liệt. Dịch tiết của tuyến tiền liệt đóng góp khoảng 60% thể tích tinh dịch và góp phần vào sự vận động và sức sống của tinh trùng. Dịch tiết của tuyến tiền liệt được đổ vào niệu đạo tiền liệt.

    7. Tuyến niệu đạo

    Dịch tiết của tuyến có chất kiềm, tác dụng trung hòa dịch acid của nước tiểu trong niệu đạo, qua đó bảo vệ cho tinh trùng. Tuyến cũng tiết ra niêm dịch để bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.

    8. Dương vật

    Dương vật gồm rễ, thân và quy đầu dương vật. Rễ dương vật nằm ở đáy chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật. Thân dương vật hình trụ, mặt trên hơi dẹt gọi là mu dương vật mặt dưới gọi là mặt niệu đạo. Quy đầu dương vật được bao bọc trong một nếp nửa da nửa niêm mạc có thể di động được gọi là bao quy đầu. Ở đỉnh quy đầu có lỗ niệu đạo ngoài (hay còn gọi là lỗ sáo). Dương vật là cơ quan niệu – sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu vừa để phóng tinh dịch.

    Bất cứ một bất thường nào xảy ra cho một trong những cơ quan trên đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ sinh tinh cũng như bế tắc con đường phóng tinh, đồng thời đời sống tình dục ở nam giới cũng gặp nhiều trục trặc. Chỉ có khoảng ¼ trường hợp bệnh Nam khoa liên quan đến rối loạn tình dục, còn lại là rối loạn sinh sản và bất thường bộ sinh dục nam.

    Cơ quan sinh dục bên trong của nữ giới gồm các bộ phận sau:

    Âm đạo: âm đạo có dạng ống. Âm đạo sẽ co giãn trong quá trình quan hệ và quá trình sinh con. Đây là nơi tiếp nhận dương vật và là nơi dẫn máu kinh chảy ra ngoài. Do các chất dịch tiết ra từ tử cung và chịu sự ảnh hưởng của các nội tiết tố nên âm đạo ở nữ giới thường ẩm ướt. Âm đạo nằm dưới niệu đạo khoảng 2 cm và được bảo vệ bởi màng trinh.

    Cổ tử cung: là cầu nối của tử cung với âm đạo. Cổ tử cung rất dày và lỗ mở của nó rất nhỏ. Tuy nhiên khi nữ giới sinh em bé thì cổ tử cung sẽ mở ra trong mọi trường hợp để bé có thể ra ngoài được.

    Tử cung: Đây là bộ phận được hình thành bởi các cơ trơn rất dày, nằm phía trên bàng quang và phía dưới bụng. Phía trên buồng tử cung là hai ống dẫn trứng tới 2 buồng trứng. Tử cung là nơi diễn ra sự thụ thai cho đến khi thai phát triển đến lúc thai sinh nở.

    Ống dẫn trứng: Hay còn được gọi là vòi trứng, là ống nối tử cung với buồng trứng. Ống dẫn trứng có 2 vai trò quan trọng, đó là nơi di chuyển của tinh trùng và trứng. Và là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau.

    Buồng trứng: Mỗi 1 bên tử cung của nữ giới sẽ có 1 buồng trứng. Buồng trứng có vai trò như tinh hoàn ở nam giới. Mỗi buồng trứng chứa rất nhiều nang trứng phát triển. Ngoài chức năng sản xuất trứng, buồng trứng còn có vai trò sản sinh ra các nội tiết tố estrogen và progesterone. Nữ giới ở tuổi dậy thì có buồng trứng nhãn bóng, mỗi tháng có 1 nang trứng vỡ ra, tạo thành sẹo. Nhưng tới tuổi tiền mãn kinh thì buồng trứng sẽ bóng nhẵn như lúc đầu.\

    =)) Chức năng dùng để sinh sản

    b) hệ nội tiết 

    1. Nội tiết tố là gì và hệ thống nội tiết?

    Nội tiết tố là gì? Tuyến nội tiết là gì?…là câu hỏi nhiều người quan tâm. Hormone là những chất được sản xuất bởi các tuyến nội tiết của bạn có tác dụng to lớn đối với các quá trình của cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, tâm trạng, chức năng tình dục, sinh sản và trao đổi chất.

    Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng các hormone giúp kiểm soát nhiều chức năng cơ thể quan trọng, bao gồm khả năng cơ thể thay đổi calo thành năng lượng cung cấp cho các tế bào và các cơ quan

    Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến tim, xương và các mô phát triển, thậm chí khả năng sinh con. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục và một loạt các rối loạn liên quan đến hormone khác.

    2. Các tuyến nội tiết chính

    Các tuyến nội tiết

    Mỗi tuyến của hệ thống nội tiết sẽ tiết ra các hormone cụ thể vào máu. Những hormone này đi qua máu đến các tế bào khác và giúp kiểm soát hoặc phối hợp nhiều quá trình cơ thể.

    • Tuyến thượng thận là hai tuyến nằm trên thận và giải phóng hormone cortisol.
    • Vùng dưới đồi là một phần của não giữa dưới cho biết tuyến yên khi nào sẽ giải phóng hormone.
    • Buồng trứng là cơ quan sinh sản nữ giải phóng trứng và sản xuất hormone sinh dục
    • Các tế bào đảo là các tế bào trong tuyến tụy kiểm soát sự giải phóng hormone insulin và
    • Tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ ở cổ có vai trò trong sự phát triển của xương
    • Tuyến tùng được tìm thấy gần trung tâm của não và có thể được liên kết với các kiểu ngủ.
    • Tuyến yên được tìm thấy ở đáy não phía sau xoang. Nó thường được gọi là “tuyến chủ” vì nó ảnh hưởng đến nhiều tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Các vấn đề với tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và giải phóng sữa mẹ.
    • Tinh hoàn là tuyến sinh sản nam sản xuất tinh trùng và hormone giới tính.
    • Tuyến ức là một tuyến ở ngực trên giúp phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể sớm.
    • Tuyến giáp là một tuyến hình bướm ở phía trước cổ kiểm soát sự trao đổi chất.

    3. Chức năng của các tuyến nội tiết

    Chức năng của các tuyến nội tiết hoàn toàn khác nhau. Ngay cả một trục trặc nhỏ nhất với chức năng của một hoặc nhiều tuyến nội tiết cũng có thể làm mất cân bằng tinh tế của các hormone trong cơ thể bạn và dẫn đến rối loạn nội tiết, hoặc bệnh nội tiết.

    Rối loạn nội tiết thường được nhóm thành hai loại: Bệnh nội tiết gây ra khi một tuyến sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone nội tiết, được gọi là mất cân bằng nội tiết tố, hoặc bệnh nội tiết do sự phát triển của các tổn thương (như nốt hoặc khối u) trong hệ thống nội tiết, có thể hoặc không ảnh hưởng nồng độ hormone.

    Trả lời

Viết một bình luận