Các đề nghị cải cách, các hiệp ước Giáp Tuất, Hác Măng( vì sao lại ký hiệp ước, nội dung, hậu quả)

By Ximena

Các đề nghị cải cách, các hiệp ước Giáp Tuất, Hác Măng( vì sao lại ký hiệp ước, nội dung, hậu quả)

0 bình luận về “Các đề nghị cải cách, các hiệp ước Giáp Tuất, Hác Măng( vì sao lại ký hiệp ước, nội dung, hậu quả)”

  1. Các đề nghị cải cách

    * Nội dung:

    – Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

    – Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.

    – Từ năm 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…

    – Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng han bản “ Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    * Ý nghĩa:

    – Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

    – Góp phần vào việc chuẩn bị cho việc ra đời phong trào duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

    * Kết cục:

    – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.

    – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

     

     Hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15 – 03 – 1974): Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. (mất thêm 3 tỉnh)

    Hiệp ước Giáp Tuất xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp, vì dòng họ triều đình Huế. Đây là một sự tính toán thiếu cẩn trọng, khiến triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm, tạo điều kiện để Pháp thực hiện những âm mưu xâm lược tiếp theo.

    Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883): 
    – Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì . 

    Trả lời

Viết một bình luận