Cách phân biệt các axit trong lọ bị mất nhãn

By Charlie

Cách phân biệt các axit trong lọ bị mất nhãn

0 bình luận về “Cách phân biệt các axit trong lọ bị mất nhãn”

  1. Các dung dịch axit vô cơ dưới đây đều làm quỳ hoá đỏ, tác dụng với muối $CO_3$, $SO_3$, $HCO_3$, $HSO_3$ tạo khí tương ứng.

     – $HCl$: tạo kết tủa trắng với dd $AgNO_3$, dd $Pb(NO_3)_2$ lạnh. 

    – $H_2SO_4$:

    + Axit loãng: tạo kết tủa trắng với dd $BaCl_2$ hoặc $Ba(OH)_2$ hoặc $Ba(NO_3)_2$, tạo kết tủa trắng với dd $Pb(NO_3)_2$ 

    + Axit đặc: có các tính chất của axit loãng như trên, ngoài ra hoà tan được Cu tạo khí mùi hắc $SO_2\uparrow$

    – $HNO_3$: không tạo kết tủa với các chất khác nhưng hoà tan được các kim loại từ Ag trở về trước (KHÔNG tạo hidro). Có thể sinh ra khí $NO_2$ (màu nâu đỏ), $NO$ (không màu, hoá nâu trong không khí), $N_2O$ (khí cười), $N_2$ (không màu) hoặc không tạo khí mà chỉ tạo muối $NH_4NO_3$, tuỳ độ mạnh của kim loại. 

    – $H_3PO_4$: tạo kết tủa trắng với dd $Ba(OH)_2$, $BaCl_2$, $Ba(NO_3)_2$, $Ca(OH)_2$, $CaCl_2$, $Ca(NO_3)_2$. Lưu ý không sử dụng $AgNO_3$ để nhận biết vì kết tủa $Ag_3PO_4$ tan trong axit nên $H_3PO_4$ không phản ứng $AgNO_3$

    Trả lời
  2. Đáp án:

     mk chỉ biết từng này có gì thiếu sót mong bn thông cảm

    Giải thích các bước giải:

     -Cụ thể chúng ta phải dụa vào các t/c của các axit

    vd; –Dung dịch HCL;Cho HCLtác dụng với dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu trắng của AgCl.

    -Dung dịch H2SO4: Cho H2SO4:tác dụng với dung dịch dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa BaSO4

    -Axit H2SO4đăc sẽ có 1 số t/c khác so với axit H2SO4 loãng

    Dung dịch H3PO:H3PO4 tác dụng với dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu vàng của Ag3PO4

    Dung dịch Axit chuyển quỳ tím màu đỏ

    Dung dịch HNO3: HNOtác dụng với  bột đồng đỏ và đun ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí màu nâu thoát ra của NO2.

    Trả lời

Viết một bình luận