cảm nhận của em từ đoạn trích trên (từ Đến Phường rạch …vượt qua thác Cổ Cò) Giúp mình nha mình cảm ơn trước

By Melanie

cảm nhận của em từ đoạn trích trên (từ Đến Phường rạch …vượt qua thác Cổ Cò)
Giúp mình nha
mình cảm ơn trước

0 bình luận về “cảm nhận của em từ đoạn trích trên (từ Đến Phường rạch …vượt qua thác Cổ Cò) Giúp mình nha mình cảm ơn trước”

  1. Đoạn văn trên miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư vượt thác mới đẹp làm sao ! Những động tác của dượng thể hiện sự mạnh mẽ , nhanh nhẹn hiếm có . Dượng đúng thật xứng là người hiệp sĩ của dãy Trường Sơn oai linh , hùng vĩ

    Trả lời
  2. Đúng như tên của văn bản: Vượt thác, sau khi miêu tả dòng Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền, tác giả đã tập trung miêu tả cảnh vượt thác. Qua ngòi bút của tác giả, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp và sức mạnh phi thường, quyết tâm vượt thác của con người mà chủ yếu là nhân vật dượng Hương Thư trên nền thiên nhiên hùng vĩ. Cảnh vượt cổ cò đã gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự hung dữ của thác nước và sự dũng mãnh phi thường của con người. Một loạt động từ mạnh trụ, ghi, phóng, uốn được dùng phù hợp với công việc nặng nhọc, khẩn trương của người lái, người chèo. Miêu tả con người trong cuộc chiến với thác dữ, nhà văn còn dùng nhiều phép so sánh nghệ thuật, góp phần vào việc khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc và dũng mãnh của người lao động như một pho tượng đồng đúc. Hình ảnh so sánh tô đậm vẻ đẹp của dượng Hương Thư của con người sẵn sàng vượt thác. Dượng Hương Thư còn hiển hiện lên như một anh hùng thời xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Phải chăng sức mạnh đó đã làm nổi bật cái “thân” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Một sự “đột phá” nữa trong nghệ thuật so sánh của Võ Quảng đã gây sự chú ý cuốn hút người đọc đó là dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Sự đối lập này càng làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng của nhân vật. Đồng thời nhà văn hé mở cho chúng ta hiểu biết thêm những đức tính đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì trong cuộc sống đời thường. Có thể nói nhờ sự quan sát tinh tế, miêu tả cụ thể bằng những hình ảnh so sánh vừa mới lạ, vừa sáng tạo độc đáo nhà văn đã tái hiện hình ảnh Dương Hương Thư lúc vượt thác. Người đọc cảm nhận được nhiều nét đẹp của người lao động chân chính như: phi thường, dũng mãnh, khoẻ khoắn nhưng lại hết sức khiêm nhường, giản dị – đó cũng chính là những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam.

    CHÚC BN HỌC TỐT

    XIN HAY NHẤT Ạ

    Trả lời

Viết một bình luận