Câu 1: Điều gì đã khôi phục người thanh niên và Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Câu 2: cơ sở nào hình thành con đường giải phóng dân tộc Vi

By Josephine

Câu 1: Điều gì đã khôi phục người thanh niên và Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 2: cơ sở nào hình thành con đường giải phóng dân tộc Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí minh.
Câu 3: Mục tiêu cuối cùng của chủ tịch Hồ Chí Minh khi tìm ra con đường con đường cách mạng vô sản là gì.
Câu 4: Con đường giải phóng dân tộc xây dựng xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta cho đã chọn lựa cho đến nay là đúng hay sai? tại sao?

0 bình luận về “Câu 1: Điều gì đã khôi phục người thanh niên và Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Câu 2: cơ sở nào hình thành con đường giải phóng dân tộc Vi”

  1.  c1 Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, không lùi bước trước những khó khăn, trở ngại, luôn tự chủ được mình, vượt qua các cám dỗ ở bên ngoài, kiên định lập trường, nhằm mục đính tìm con đường cứu dân tộc Việt Nam thoát khỏi nô lệ lầm than. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn và cả nỗi đau và sự mất mát, nhất là những ngày tháng chuyển vào Huế lần đầu tiên, đó là thời gian gia đình Anh sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn, mẹ ngày đêm cần mẫn dệt vải, cha phải tranh thủ thời gian rỗi đi chép chữ thuê, dạy học để có thêm thu nhập cho cuộc sống khó khăn của gia đình. Có thể nói nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành đó là vào năm 1900. Cha đi coi thi ở Thanh Hoá, Nguyễn Tất Thành về ở với mẹ trong nội thành Huế, mẹ sinh bé Xin trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nên lâm bệnh và qua đời, không bao lâu sau bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Tất Thành đã phải chịu nỗi đau mất mát quá lớn, mất mẹ và em. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành một ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Anh sau này.

    c2 Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đưa ra một hệ thống quan điểm toàn diện. Từ góc độ động lực của sự phát triển, Hồ Chí Minh cho rằng, CNXH là do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên. Đó là lực lượng có ý thức lao động tập thể, tinh thần thi đua yêu nước, dám nghĩ, dám làm. Trong cải tạo và xây dựng xã hội phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau, do đó, Người lưu ý cán bộ, đảng viên không được chủ quan, nóng vội, phải xác định đúng bước đi và các hình thức, biện pháp xây dựng CNXH… Làm được như vậy, CNXH không chỉ là ước mơ mà bản thân nó chứa đựng khả năng tối ưu (so với tất cả các xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử) trong việc tạo ra sức sống nội sinh và động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội tiến lên.

    c3Bài viết khẳng định một trong những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với dân tộc là việc xác định con đường cách mạng Việt Nam, đó là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Con đường đó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 90 năm qua đã khẳng định con đường của Hồ Chí Minh là đúng đắn và sáng tạo. Chỉ có kiên định con đường đã lựa chọn mới có thể đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    c4

    Tiếp tục kế thừa và phát triển đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo, Việt Nam đã giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, một quan điểm luôn được Hồ Chí Minh quán triệt là nếu trước đây nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường, trường kỳ kháng chiến thì ngày nay chúng ta càng phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà. Tư tưởng đó đã khơi dậy sự sáng tạo và trở thành động lực to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước.

    Chủ nghĩa xã hội – con đường phát triển tất yếu của dân tộc Việt Nam

    Trả lời

Viết một bình luận