Câu 1; quá trình xâm lược và chính sách thống trị của Anh Câu 2 ; nguyên nhân phong trào đấu tranh gái phóng dâ tộc của nhân dân ăn độ và sự kiện

By Peyton

Câu 1; quá trình xâm lược và chính sách thống trị của Anh
Câu 2 ; nguyên nhân phong trào đấu tranh gái phóng dâ tộc của nhân dân ăn độ và sự kiện

0 bình luận về “Câu 1; quá trình xâm lược và chính sách thống trị của Anh Câu 2 ; nguyên nhân phong trào đấu tranh gái phóng dâ tộc của nhân dân ăn độ và sự kiện”

  1. 1

    – Từ đầu thế kỉ XVII Chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu. Các nước phương tây từng bước xâm lược Ấn Độ.

    – Giữa Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ:

    – Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”, ”dùng người Ấn trị người Ấn”.

    – Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo.

    – Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.

    – Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói,…

    – Thực dân Anh thi hành chính sách bóc lột nặng nề, chỉ trong vòng 25 năm ( 1875 – 1900) đã có 15 triệu người chết đói.

    2

    – Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ

    – Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại – chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. 

    – Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Ấn => Nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn => Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra rầm rộ.

    – Tháng 6 – 1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù => thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh mới.

    – Tháng 7 – 1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống quân Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. => Tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ.

    chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận