Câu 1: Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Em có nhận xét gì về kế sách đánh giặc của Ngô Quyền? Câu 2: Tóm

By Quinn

Câu 1: Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Em có nhận xét gì về kế sách đánh giặc của Ngô Quyền?
Câu 2: Tóm tắt quá trình dựng quyền tự chủ của họ Khúc từ năm 905 đến năm 930.

0 bình luận về “Câu 1: Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Em có nhận xét gì về kế sách đánh giặc của Ngô Quyền? Câu 2: Tóm”

  1.                                                  bài làm 

    a, Diễn biến:

    – Năm 938, đoàn thuyền của Nam Hán do Lưu Hoằng Thóa chỉ huy kéo vào nước ta

    – Ta cho 1 toán quân ra nhử địch vào trận địa mai phục và khi thủy triều rút xuống ta đánh quậ trở lại -> thuyền địc va vào bãi cọc ngầm

    b, Kết quả: Ta thắng lợi, tướng chỉ huy Lưu Hoằng Tháo chết

    c, Ý nghĩa: – Đập tan âm mưu xâm lược của Nam Hán

                     – Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc

                     – Tạo niềm tin và tự hào dân tộc sâu sắc

    Ngô Quyền lợi dụng địa hình hiểm trở, thủy triều và đóng cọc trên sông Bạch Đằng; chr sự dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc còn thuyền địch to, khó luồn lách khi tìm kiếm lối thoát lúc thủy triều xuống -> Ngô Quyền vô cùng thông minh, chủ động, độc đáo

                      Nhớ vote cho minh 5 sao lược cảm ơn và câu trả lời hay nhất nhé 

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Diễn biến: 

    – Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cử biển nước ta.

    – Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc thủy triều dâng lên.

    – Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

    Kết Quả: quân nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

    Ý nghĩa: đây là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

    Về kế sách đánh giặc của Ngô Quyền:

    Chủ động ở chỗ: khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.

    Độc đáo ở chỗ: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.

    Câu 2:   Quá trình dựng quyền tự chủ của nhà họ Khúc từ năm 905 đến 930:

    – Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Hải Dương) sống khoan hòa, được mọi người mến phục.

    – Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu.

    – Giữa năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi dậy chiếm thành Tống Bình, xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    – Năm 906, nhà Đường buộc phải phòng cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.

    – Năm 907, ông mất, con là Khúc Hạo lên thay, tiếp tục xây dựng đất nước độc lập lâu dài.

    – Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay.

    – Năm 930, quân Nam Hán sang đánh nước ta, Khúc Thừa Mĩ bị bắt.

    – Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa đã tấn công thành Tống Bình và đánh tan quân tiếp viện Nam Hán.

    – Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

    Chúc cậu hok tốt nhaaa^^

    Trả lời

Viết một bình luận