Câu 1 : Vì sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Câu 2: Vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất?

By Piper

Câu 1 : Vì sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
Câu 2: Vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất?

0 bình luận về “Câu 1 : Vì sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Câu 2: Vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất?”

  1. câu 1 : vì Nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

    câu 2 : vì Qúa trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, có đôi lúc thụt lùi tạm thời.

    Trả lời
  2. Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.

    – Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình.Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

    + Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của vật chất là tự thân vận động; bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

    + Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

    + Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

    – VD: Người giáo viên→ vận động: dạy học

    Câu 2

    Qúa trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, có đôi lúc thụt lùi tạm thời.

    => Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái mới ra đời thay thế cái lạc hậu.

    VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

    Trả lời

Viết một bình luận