Câu 2 (NB). Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu: A. theo nhóm tuổi của quần thể B. do nguồn thức ăn C. theo nhiệt độ môi trường D. do nơi sinh sống Câu 3

By Eden

Câu 2 (NB). Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu:
A. theo nhóm tuổi của quần thể
B. do nguồn thức ăn
C. theo nhiệt độ môi trường
D. do nơi sinh sống
Câu 3 (TH). Trong tự nhiên, mỗi quần thể có một tỉ lệ giới tính đặc trưng. Tỉ lệ giới tính của quần thể giúp:
A. đảm bảo quần thể sinh sản tốt nhất trong điều kiện môi trường xác định.
B. đảm bảo tất cả các cá thể trong quần thể được sinh sản.
C. giảm cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong sinh sản.
D. giúp chọn lọc được những cá thể tốt nhất tham gia sinh sản.
Câu 4 (NB). Khi nói về ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi trong quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhóm tuổi sinh sản có vai trò chủ yếu trong quá trình làm tăng trưởng khối lượng của quần thể.
B. Nhóm tuổi sinh sản quyết định mức sinh sản của quần thể.
C. Nhóm tuổi sau sinh sản không thể làm tăng mức sinh sản của quần thể.
D. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu trong quá trình làm tăng trưởng kích thước của quần thể.
Câu5 (TH) . Trong các đặc trưng của quần thể thì đặc trưng nào là quan trọng nhất:
A. Tỉ lệ giới tính
B. Thành phần nhóm tuổi
C. Mật độ quần thể
D. Tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi.
Câu 6 (TH) . Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao thì:
A. mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng
B. nguồn sống sẽ được mở rộng để cung cấp đủ cho các cá thể trong quần thể
C. cần có sự khai thác của con người thì mật độ mới trở về mức cân bằng
D. mật độ sẽ tiếp tục tăng vì cơ hội gặp gỡ giữa các cá thể tăng, sinh sản tăng.
Câu 7 (TH). Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
A. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
B. thành phần nhóm tuổi trong quần thể.
C. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
D. các yếu tố giới hạn sự gia tăng của quần thể.
Câu 8 (VDC). Biện pháp nào sau đây làm tăng số lượng cá thể của đàn vật nuôi?
A. Đảm bảo mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau .
B. Tăng mức độ sinh sản, giảm mức độ tử vong.
C. Làm cho các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.
D. Giảm mức độ sinh sản, tăng mức độ tử vong.
Câu 9 (NB). Sự biến động số lượng muỗi xảy ra
A. theo chu kỳ mùa.
B. không theo chu kỳ.
C. theo chu kỳ ngày đêm.
D. theo chu kỳ nhiều năm.
Câu 10 (TH). Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt số lượng cá thể tối đa?
A. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên
B. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.
D. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.
Câu 11 (VDT). Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam phát triển mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng số lượng ốc bươu vàng là do:
A. Tốc độ sinh sản cao.
B. Gần như chưa có thiên địch.
C. Nguồn sống dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh.
D. Ốc bươu vàng là loại rộng thực
Số phương án đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12 (NB). Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác?
A. Tỉ lệ giới tính C. Kinh tế- xã hội
B. Thành phần nhóm tuổi D. Mật độ cá thẻ
Câu 13 (NB). Đặc trưng nào sau đây đều có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác?
A. Thành phần nhóm tuổi C. Giáo dục
B. Văn hóa D. Pháp luật
Câu 14 (TH). Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
A. do con người có hệ thần kinh phát triển, có tư duy và lao động sáng tạo.
B. do con người có đặc điểm thích nghi hoàn hảo với mọi điều kiện sống.
C. do quần thể người có sự hỗ trợ nhau tốt hơn các quần thể sinh vật khác.
D. do quần thể người có sự cạnh tranh nhau gay gắt tạo động lực phát triển tốt hơn.
Câu 15 (NB). Dạng tháp dân số trẻ là tháp
A. có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tuổi thọ trung bình cao.
B. có đáy rộng, cạnh tháp xiên, đỉnh tháp nhọn, tuổi thọ trung bình thấp.
C. có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tuổi thọ trung bình cao.
D. có đáy rộng, cạnh tháp xiên, đỉnh tháp nhọn, tuổi thọ trung bình cao.
E. Có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tuổi thọ trung bình thấp.
Câu 16 (TH). Tăng dân số quá nhanh ở quần thể người có thể dẫn đến những hậu quả nào sau đây?
I. Thiếu nơi ở
II. Ô nhiễm môi trường.
III. Chặt phá rừng
IV. Tắc nghẽn giao thông
V. Xã hội phát triển
Số phương án đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 17 (VDT). Mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí để:
A. duy trì dân số ở mức độ ổn định, cân bằng với sự phát triển kinh tế- xã hội.
B. tăng nhanh dân số liên tục, góp phần tăng nguồn nhân lực
C. giảm dân số nhanh chóng, khắc phục tình trạng thiếu lương thực.
D. tăng nhanh dân số, khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính.

0 bình luận về “Câu 2 (NB). Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu: A. theo nhóm tuổi của quần thể B. do nguồn thức ăn C. theo nhiệt độ môi trường D. do nơi sinh sống Câu 3”

Viết một bình luận