~ Câu hỏi 106: Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

By Madelyn

~ Câu hỏi 106:
Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

0 bình luận về “~ Câu hỏi 106: Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.”

  1. Trong bài thơ “Tâm thư trong tù”, Tố Hữu đã từng viết:

    “Cô đơn thay là cảnh thân tù

    Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

    Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

    Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!”

    Đặt trong hoàn cảnh, lúc này tác giả không còn được cống hiến, không còn được hoạt động Cách mạng, không còn được say sưa với cuộc đời. Mà thay vào đó, ông bị giam cầm trong bốn bức tường của xà lim nhà tù lạnh lẽo, sống tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài, tại đây ông đã đặt bút viết nên bài thơ “Khi con tu hú”. Quả thật không quá khi nói rằng, “Khi con tu hú” là bài thơ thể hiện niềm yêu đời, khát vọng tự do muốn được giải thoát mãnh liệt của nhà thơ. Và bốn câu thơ cuối cùng của bài thơ đã thể hiện rõ điều đó hơn bao giờ hết:

    “Ta nghe hè dậy bên lòng
    Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
    Ngột làm sao, chết uất thôi
    Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

    Tiếng chim tu hú là biểu tượng của mùa hè, nó đã thức dậy mùa hè thật đẹp đẽ, sống động trong lòng nhà thơ:

    “Ta nghe hè dậy bên lòng”

    Ấy thế nhưng thực tại thật nghiệt ngã, còn gì đau đớn, uất ức hơn khi cuộc sống đẹp đầy hứa hẹn vừa mới bắt đầu đã vụt tắt một cách chóng vánh? Chưa thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tự do bên ngoài, người tù đã bị giam cầm trong nhà tù lạnh lẽo. Chính điều này đã tạo nên một mạch cảm xúc chuyển biến rõ rệt trong tâm tưởng của người chiến sĩ:

    “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”

    Nỗi u uất, ngột ngạt, bức bối dâng trào lên trong lòng người tù. Người chiến sĩ chỉ muốn phà tan xiềng xích, đập tan căn phòng, để được trở về với tự do. Cùng với cách ngắt nhịp 6/2, động từ mạnh mẽ và từ ngữ cảm thán “ôi”, ta lại càng thấy được niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi ngục tù tăm tối để về với cuộc sống tự do rộng mở ngoài kia.

    “Ngột làm sao, chết uất thôi”

    Tiếng đời của cuộc sống ngoài kia cứ vẫy gọi người chiến sĩ cách mạng khiến cho tâm trạng ngày càng bức bối, ngày càng u uất. Nó dồn dập, dồn dập như từng đợt sóng bủa vây tâm trí người tù cách mạng. Cách ngắt nhịp bất thường 3/3 và loạt các từ ngữ mạnh mẽ “ngột”, “chết uất” càng làm rõ thêm điều đó. Ngoài kia là thiên nhiên mùa hè đầy tự do phóng khoáng, tràn nhựa sống. Thế nhưng, cũng là mùa hè, trong phòng giam là sự ngột ngạt, và chết uất…

    “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

    Tiếng chim tu hú như khắc khoải, như ngày càng dồn dập, khiến cho người chiến sĩ ngột ngạt lại càng ngột ngat, bức bối lại càng bức bối, khao khát lại càng thêm khao khát. Nếu như ở đầu bài thơ, tiếng chim tu hú là sứ giả của mùa hè, bắt nhịp ca khúc mùa hè đầy sôi đông thì ở cuối bài thơ, tiếng chim tu hú như một âm thanh nhức nhối, thúc giục hành động. Người chiến sĩ muốn phá tan gông xiềng tra tấn tinh thần để trở về cuộc sống tự do, nơi đó có những đồng bào máu mủ, có những người đồng chí, đồng đội, để tiếp tục được say sưa hoạt độg, theo đuổi lí tưởng cách mạng suốt cuộc đời của mình-đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc!

    Trả lời
  2.   Đọc bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu chắc người đọc không thể nào quên được những câu thơ cuối bài tràn đầy tâm trạng của người tù Cách mạng:

                                            Ta nghe hè dậy bên lòng
                                   Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
                                            Ngột làm sao, chết uất thôi
                                   Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

    Trong phòng giam u uất bao quanh bởi bốn bức tường, người chiến sĩ tuy thân thể ở trong lao nhưng vẫn hướng ra ngoài lao. 

                                            Ta nghe hè dậy bên lòng 

    Nghe được âm thanh của tu hú, của mùa hè sống động, để cho thứ phòng giam phản cảm bớt ngột ngạt, bởi biết đâu nhà thơ sẽ phải chung sống với nó suốt đời?! Nhưng cũng vì thế mà gây ra sự xung đột trong tâm lí tác giả:

                                            Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

    Sự đánh thức một tiềm năng cảm nghĩ của tác giả bây giờ mới được trỗi dậy. Đối mặt với những bức tường lạnh lẽo, ông chỉ muốn “đạp tan phòng”. Cấu trúc 6/2 đã làm nổi bật lên tâm trạng đau khổ, tâm lí gay gắt trong chính nhà thơ lúc bấy giờ. “Đạp tan phòng” là mạnh mẽ, “hè ôi” là tiếng kêu thảm thiết, xót xa. Vừa uất hận vừa thở dài cay đắng… Cứ tưởng “cuộc chiến” sẽ dừng lại ở đây nhưng không, nó lại càng dâng cao hơn:

                                          Ngột làm sao, chết uất thôi

    Nhịp thơ 3/3 cho thấy điều đó, sự khó chịu đến mức ngột ngạt. Tác giả còn sử dụng những động từ mạnh “ngột”, “chết uất” để diễn tả tâm trạng lúc bấy giờ. Không chỉ là cái ngột của không khí mà còn là sự bí bách khi bị giam cầm. Là một người chiến sĩ mà giờ phải ngồi chôn chân chốn này, không được đóng góp sức mình cho Cách mạng khiến người tù cảm thấy tức tối, đau khổ tột cùng.

                                        Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

    Nếu như ở đầu bài thơ, tiếng chim tu hú là báo hiệu cho mùa hè đã về, là điểm nhấn cho mùa hè sinh động thì ở đây tiếng tu hú trở nên da diết và đau thương. Tiếng tu hú thôi thúc tâm hồn người chiến sĩ, không để nó ngủ yên. Tiếng tu hú của khát vọng và tự do huy hoàng. Như vậy, qua cách miêu tả tâm lí sống động kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh, Tố Hữu đã làm sáng rõ tâm trạng của người tù Cách mạng tỏng thời kì kháng chiến chống Pháp.

    Trả lời

Viết một bình luận