Cho đoạn trích sau: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng

By Liliana

Cho đoạn trích sau:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 3: Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Tìm, xác định vị trí và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau:
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Câu 5: Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?

0 bình luận về “Cho đoạn trích sau: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng”

  1. Câu 3:

    Câu văn sử dụng hình ảnh so sánh

    => Tác dụng: nói rõ lên tính chất của tinh thần yêu nước.

    Câu 4:

    Trạng ngữ: Trong rương, trong hòm

    => Nằm ở cuối câu – xác định nơi chốn.

    Câu 5:

    Người dân cần:

    + Tôn thờ các vị anh hùng đã cứu và dựng nước

    + Người dân tuân theo quy định của thủ tướng để phòng chống dịch.

    Trả lời
  2. Câu 3: 

    Tinh thần yêu nước cũng như các của quý

    => Sử dụng hình ảnh so sánh

    => Miêu tả về tinh thần yêu nước, làm nổi bật tinh thần yêu nước.

    Câu 4:

    Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    => Trạng ngữ chỉ nơi chốn, nằm ở cuối câu.

    Câu 5:

    Trong thời đại hiện nay, không cần làm gì nhiều:

    – Với dịch bệnh covid đang diễn biến vô cùng phức tạp, người dân chỉ cần đi ra đường khi có việc cần thiết.

    – Các bác sĩ chống dịch như chống giặc

    – Học sinh cố gắng học hành

    – Người dân đi cúng bái, tôn thờ các vị anh hùng, lãnh tụ bảo vệ sự nghiệp cho đất nước.

    => Tinh thần yêu nước của mỗi người luôn được bùng cháy trong tim như lời Bác nói “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

    Trả lời

Viết một bình luận