chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay từ đó em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy tiếng Việt

By Maria

chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay từ đó em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy tiếng Việt

0 bình luận về “chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay từ đó em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy tiếng Việt”

  1. Là một dân tộc lâu đời sống trong nền văn minh lúa nước, lại là một dân tộc rất giàu truyền thống cộng đồng, nhân văn, nhân ái, vốn từ vựng trong tiếng Việt rất phong phú để chỉ các sắc màu của thiên nhiên cùng mối quan hệ thiết thân giữa con người với tự nhiên. Với các hiện tượng xã hội và con người cũng vậy, ở đây mọi cung bậc tình cảm đều thể hiện rất đa dạng. Đằng sau mỗi tên gọi các hiện tượng đều thể hiện sắc thái tình cảm của con người. Đây là hiện tượng rất đặc biệt mà không phải ngôn ngữ nước nào cũng có. Ta lấy ví dụ, để biểu hiện cái chết, trong tiếng Việt có hàng loạt từ: Chết, mất, quy tiên, chầu giời, hy sinh, từ trần, ngoẻo… Tùy hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, mỗi người sẽ sử dụng những từ tương ứng nhất. Rõ ràng, đối với những người có công lớn đối với xã hội, những người đạo cao đức trọng, thì sự ra đi của họ phải được thể hiện bằng các từ: “Quy tiên”, “từ trần” hoặc “qua đời”, chứ không bao giờ được dùng từ “ngoẻo”. Trong trường hợp đó, nếu dùng từ “ngoẻo” thì là vô đạo đức. Và điều đó cũng có nghĩa là phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt.

    Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là phải hiểu được cái hay, cái đẹp, sự phong phú, tinh tế của tiếng Việt và biết sử dụng đúng chỗ. Nhà cách mạng lão thành, nhà văn hóa lớn của nước ta, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bao lần xúc động trước vẻ đẹp của những câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. “Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Đúng là một bức tranh phong cảnh, có đủ màu sắc, hình dáng, và hình như có cả hoạt động của tạo hóa. Nhưng bức tranh không phải được vẽ nên bằng bàn tay của họa sĩ, mà bằng tài hoa của nhà thơ lớn – của người nghệ sĩ ngôn từ.

    Tiếng Việt là tiếng nói giàu âm thanh, hình ảnh cũng vì lẽ đó. Nhưng vì giàu âm thanh, hình ảnh, nên yêu cầu chuẩn xác của nó càng cao. Cần nhận thức ra điều đó để có những quyết sách lớn nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt trong tình hình hiện nay.

    Ngay từ năm 1965, khi giặc Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, nhằm làm tê liệt đầu não của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên chúng ta tổ chức cuộc hội thảo lớn với chủ đề “Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đích thân đến dự và chủ trì cuộc hội thảo. Mở đầu, Thủ tướng nói: “Hiện nay giặc Mỹ đã ném bom ra miền Bắc, ra Hà Nội. Thế mà chúng ta lại tụ họp ở đây để bàn việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Điều đó có đạo lý của nó, bởi vì bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ sự trong sáng của tâm hồn người Việt. Vì vậy, nếu có phóng viên nước ngoài nào đến đây để đưa tin về việc Hà Nội bị ném bom, thì chúng ta sẵn sàng mời họ cùng chúng ta tham dự hội thảo”. Câu nói cách đây nửa thế kỷ vẫn còn mang ý nghĩa nguyên vẹn. Chính đồng chí Phạm Văn Đồng đã sớm nhìn thấy sự trong sáng của tiếng Việt là thể hiện sức sống bất diệt của dân tộc ta. Khi một dân tộc luôn thể hiện sức sống của mình, thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn, dù có phải trải qua nhiều phong ba bão táp. Học giả Phạm Quỳnh cũng đã từng nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.

    Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức tự hào về di sản mà cha ông để lại, và chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng phát triển và làm phong phú thêm di sản tinh thần của dân tộc. Tình hình đang diễn ra hiện nay là, trong khi vốn từ vựng tiếng Việt trong một số người còn nghèo, sự hiểu biết về ý nghĩa các từ còn hời hợt, có khi chưa chính xác, thì sự ồ ạt tấn công của các ngôn ngữ khác, đặc biệt của tiếng Anh, càng làm tình hình thêm phức tạp. Những sai lầm về chính tả, về ngữ pháp trong nhiều bài viết, kể cả trong một số văn bản có tính pháp quy đang làm suy yếu hiệu quả giao tiếp xã hội.

    xin ctlhn

      

    Trả lời
  2. Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. Dù có sống ở miền đất nào trên lãnh thổ Việt Nam hay sống xa quê hương, những con người mang dòng máu Việt đều không quên thứ tiếng ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình.

    Trải qua thời gian, người dân Việt Nam không ngừng giữ gìn, cải tiến tiếng Việt, làm cho tiếng nói của dân tộc ngày càng giàu và đẹp, luôn là niềm tự hào của con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Để có một hệ thống quy tắc tiếng Việt nói và viết theo chuẩn như ngày nay, chúng ta đã phải trải qua nhiều lần cải tiến tiếng Việt trên những phương diện cụ thể như phát âm, chính tả, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ… Trên cơ sở loại bỏ, sửa chữa những yếu tố không phù hợp hoặc khó sử dụng trong tiếng Việt để tạo ra một cách nói, cách viết mang tính phổ thông, ai ai cũng sử dụng được. Đồng thời, chúng ta cũng không ngừng sáng tạo để tạo ra những yếu tố mới trong tiếng Việt nhằm làm cho vốn từ, vốn câu và cách nói tiếng Việt được phong phú, đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hệ thống quy tắc trong nói và viết tiếng Việt đã được chuẩn hóa thành quy định mang tính pháp quy để Nhà nước ban hành ra toàn dân thực hiện. Những quy định này được đưa đến người dân theo một trình tự chứ không áp đặt, khiên cưỡng. Đó là việc chúng ta đưa vào dạy cho học sinh từ mầm non cho đến các bậc học cao hơn. Tùy vào tâm lý lứa tuổi để các nhà trường triển khai dạy về cách phát âm, cách viết sao cho chuẩn tiếng Việt. Dần dần, hệ thống quy tắc, quy định về chuẩn mực tiếng Việt đã đi vào đời sống của nhân dân, từng người dân nói và viết tiếng Việt theo chuẩn mực đã quy định và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như làm giàu thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc mình. Cho dù có sáng tạo, cải tiến tiếng Việt nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên nền những quy định chung, trên cái cốt có sẵn chứ không thay đổi hoàn toàn.

    Trả lời

Viết một bình luận